Quy định của pháp luật về giám hộ, thay đổi giám hộ trong trường hợp nào?
Điều kiện đối với cá nhân và pháp nhân giám hộ là gì? Trong những trường hợp nào được thay đổi người giám hộ?Trong bài viết dưới đây hãy cùng Chìa khóa pháp luật tìm hiểu về Quy định của pháp luật về giám hộ. Thay đổi giám hộ trong trường hợp nào?
Giám hộ là gì?
Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ)”
Điều kiện cá nhân, pháp nhân làm người giám hộ
Điều kiện cá nhân làm người giám hộ
Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Dân sự năm 2015, cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Điều kiện pháp nhân làm người giám hộ
Theo quy định tại Điều 50 Bộ luật Dân sự năm 2015 pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1. Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
2. Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Các trường hợp cần thay đổi người giám hộ
Người giám hộ không còn đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 Bộ luật Dân sự năm 2015
Để trở thành người giám hộ thì một cá nhân hoặc pháp nhân phải đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Do đó khi các quy định này không còn được đáp ứng thì cá nhân hoặc pháp nhân đó không thể đủ khả năng làm người giám hộ
Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi, pháp nhân chấm dứt hoạt động
Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; là pháp nhân đã chấm dứt hoạt động.
Trường hợp này người giám hộ đã bị chấm dứt tư cách chủ thể, tạm ngừng tư cách chủ thể hoặc năng lực hành vi dân sự có vấn đề.
Ví dụ: cá nhân đang là người giám hộ bị mắc bệnh tâm thần và bị Tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự. Do đó trong trường hợp này, người giám hộ cũng cần người giám hộ cho mình cho nên không thể tiếp tục làm người giám hộ trong quan hệ giám hộ trước đó.
Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ
Mục đích của việc giám hộ là giám hộ để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người cần được giám hộ. Do đó nếu người giám hộ không thực hiện việc giám hộ để bảo đảm các quyền và lợi ích đó thì cần thay đổi người giám hộ.
Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ
Người giám hộ là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Tuy nhiên vì một lý do nào đó mà người giám hộ không thể tiếp tục làm người đại diện và có yêu cầu thay đổi giám hộ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ giải quyết nếu có người khác đồng ý nhận làm giám hộ.
>> xem thêm: Trình tự, thủ tục đăng ký người giám hộ
Trên đây là nội dung bài viết Các quy định của pháp luật về giám hộ. Thay đổi người giám hộ trong trường hợp nào? Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết.
Chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu
Chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu Luật quản lý ngoại thương năm 2017 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. [...]
Quan hệ với người dưới 16 tuổi nhưng không biết thì có phạm tội không ?
Quan hệ với người dưới 16 tuổi nhưng không biết thì có phạm tội không ? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. [...]