Quy định mới về kỷ luật lao động theo Bộ luật lao động 2019
Những quy định mới về kỷ luật lao động mà người sử dụng lao động và người lao động cần biết hiện nay theo quy định tại Bộ luật lao động 2019.
Quy định cụ thể khái niệm “Kỷ luật lao động”
+ Khái niệm “Kỷ luật lao động” được quy định trong Bộ luật lao động 2012 như sau: Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.
+ Bộ luật lao động 2019 bổ sung khái niệm Kỷ luật lao động không những do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động mà còn phải do pháp luật quy định.
Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động
Theo Điều 118 Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.
Bộ luật lao động 2012 chỉ quy định “Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.”
+ Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.
+ Người sử dụng lao động có các chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Bổ sung nội dung cần phải có trong nội quy lao động
Điều 118 bộ luật lao động 2019 đã bổ sung thêm 03 nội dung phải có trong nội quy lao động bao gồm:
+ Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;
+ Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.
Bổ sung trường hợp xử lý kỷ luật đối với người chưa đủ 15 tuổi
+ Bộ luật lao động 2012 chỉ quy định Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
+ Bộ luật lao động 2019 đã quy định trường hợp người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
Bổ sung thêm trường hợp người lao động bị áp dụng hình tức kỷ luật sa thải
Bộ luật lao động 2019, bổ sung thêm trường hợp người lao động bị áp dụng hình thức sa thải khi có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.
Về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
+ Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của Người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng;
+ Khi hết thời gian không được xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại Khoản 4 Điều 122 Bộ luật lao động 2019 (khoảng thời gian không được xử lý kỷ luật lao động), nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
+ Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn theo quy định trên.
Như vậy,khi hết thời gian không được xử lý kỷ luật mà trường hợp còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày sẽ được kéo dài thời hiệu (hiện hành phải xử lý ngay,không được kéo dài).
Quy định chi tiết các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
Điều 127 Bộ luật lao động 2019, Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động như sau:
+ Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
+ Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
+ Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Trên đây là nội dung bài viết Các quy định mới về kỷ luật lao động theo Bộ luật lao động 2019, LawKey gửi tới bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp.
Các hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hiện nay
Pháp luật quy định như thế nào về tổ chức dịch vụ việc làm? Các hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hiện [...]
Quy định đi trễ, về sớm: Kế toán, nhân sự, NLĐ cần biết
Một số quy định liên quan đến vấn đề đi trễ, về sớm theo quy định của pháp luật về lao động? Hãy cùng LawKey tìm [...]