Quy định pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng
Thanh tra, giám sát ngân hàng là hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng – đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước.
1.Mục đích thanh tra, giám sát ngân hàng
– Góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính;
– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng;
– Duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng;
– Bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng;
– Góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
2. Đối tượng thanh tra ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước thanh tra các đối tượng sau đây:
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng;
– Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng;
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
– Doanh nghiệp nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập;
– Đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng) theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền;
– Tổ chức bảo hiểm tiền gửi;
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có nghĩa vụ chấp hành các quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
3.Đối tượng giám sát ngân hàng
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát hoặc phối hợp giám sát công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng.
– Đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền;
– Đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
4.Nguyên tắc thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng
– Bảo đảm tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ từ Trung ương đến địa phương.
– Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lắp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng.
– Thanh tra ngân hàng được tiến hành theo đoàn thanh tra hoặc do thanh tra viên ngân hàng thực hiện.
– Giám sát ngân hàng được tiến hành thường xuyên, liên tục.
– Kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng; kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra và giám sát.
– Thực hiện thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng.
>>>Xem thêm Cung cấp thông tin cho báo chí của Ngân hàng nhà nước
Khái niệm và đặc điểm cơ bản của cầm đồ theo quy định
Khái niệm và đặc điểm cơ bản của cầm đồ theo quy định? Bài viết dưới đây LawKey sẽ làm rõ những nội dung liên quan [...]
12 nội dung phải có trong hợp đồng mua bán nhà, cho thuê nhà
Theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản thì các nội dung chính phải có trong hợp đồng mua bán nhà, cho thuê [...]