Quy định về bệnh nghề nghiệp trong Bộ luật lao động
Quy định về bệnh nghề nghiệp trong Bộ luật lao động
Bệnh nghề nghiệp là yếu tố thường xảy ra đối với nhiều công việc nhất định mà không ai mong muốn. Bệnh nghề nghiệp là đối tượng ngăn ngừa của lĩnh vực an toàn và vệ sinh lao động. Ngay từ khi có lao động, bệnh nghề nghiệp đã xuất hiện và gây ảnh hưởng không nhỏ tới người lao động, đòi hỏi Nhà nước phải quan tâm và đưa ra những đạo luật để kiểm soát, phòng ngừa tối đa đối với vấn đề này. Trong bài viết, Lawkey xin thông tin tới bạn đọc Quy định về bệnh nghề nghiệp trong Bộ luật lao động.
1. Bệnh nghề nghiệp – nghề nghiệp tạo ra bệnh
– Cũng giống như việc quy định về tai nạn lao động, Điều 143 Bộ luật lao động 2012 cũng đã định nghĩa về bệnh nghề nghiệp, theo đó bệnh nghề nghiệp là loại bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
– Như vậy, bệnh nghề nghiệp không phải loại bệnh lý thông thường mang tính bẩm sinh hoặc phát sinh từ điều kiện sống, môi trường sống tự nhiên và xã hội mà phải xuất phát từ yếu tố “nghề nghiệp”. Bệnh nghề nghiệp dứt khoát phải là loại bệnh lý do yếu tố độc, hại của nghề tác động vào cơ thể, có trường hợp tích tụ trong thời gian dài sau đó gây bệnh, chẳng hạn như việc tích tụy bụi phổi, carbon, silicat nhiều năm gây ung thư, tiếp xúc TNT nhiều năm gây đục thủy tinh thể mắt,… Có trường hợp gây bệnh nhanh chóng, chẳng hạn như nhiễm độc, nhiễm trùng nghề nghiệp…
– Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh phát sinh có nguồn gốc từ nghề nghiệp đều được pháp luật công nhận là bệnh nghề nghiệp. Theo các nhà khoa học, số lượng các bệnh nghề nghiệp trong thực tế nhiều hơn số lượng các bệnh đã được pháp luật quy định để thực hiện chế độ đối với người lao động. Chính vì vậy, trong điều luật này, Bộ luật lao động quy định cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định bệnh nghề nghiệp (Bộ lao động – Thương binh và Xã hội, sau khi lấy ý kiến của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện của người sử dụng lao động) và cơ chế phối hợp xác định bệnh nghề nghiệp.
Danh mục bệnh nghề nghiệp của người lao động được cập nhật mới nhất theo Thông tư 15/2016/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành, đó là những căn bệnh: bụi phổi silic nghề nghiệp, bụi phổi amiăng nghề nghiệp, bụi phổi bông nghề nghiệp.bụi phổi talc nghề nghiệp, bụi phổi than nghề nghiệp, viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp, hen nghề nghiệp.nhiễm độc chì nghề nghiệp, nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng, nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp, nhiễm độc mangan nghề nghiệp, nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp, nhiễm độc asen nghề nghiệp, nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp, nhiễm độc nicotin nghề nghiệp, nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp, nhiễm độc cadimi nghề nghiệp, điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, giảm áp nghề nghiệp, nghề nghiệp do rung toàn thân, nghề nghiệp do rung cục bộ, phóng xạ nghề nghiệp, đục thể thủy tinh nghề nghiệp, nốt dầu nghề nghiệp, sạm da nghề nghiệp, viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm, da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài, da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su, Leptospira nghề nghiệp, viêm gan vi rút B nghề nghiệp.lao nghề nghiệp, HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.viêm gan vi rút C nghề nghiệp, ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.
2. Các yếu tố dẫn đến bệnh nghề nghiệp người lao động cần phải biết
Các yếu tố gây ảnh hưởng xấu trong quá trình làm việc sẽ là nguy cơ dẫn đến bệnh nghề nghiệp. Nếu người lao động không nên chủ quan để duy trì sức khỏe ở mức tối đa. Sau đây là một số yếu tố dẫn đến bệnh nghề nghiệp mà người lao động cần phải biết:
Tổ chức lao động không hợp lý
– Tổ chức lao động không hợp lý có thể gây rất nhiều tác hại lên sự cân bằng trạng thái sinh lý, sinh hoá của cơ thể người lao động, từ đó sinh ra các rối loạn bệnh lý.
– Thời gian lao động quá lâu dài có thể gây nên sự căng thẳng về thần kinh, thể chất bởi sự đáp ứng quá ngưỡng: lao động lâu, năng lượng bị cạn dần các sản phẩm trung gian tăng lên ở các khối cơ, gây đau mỏi, thậm chí co cứng cơ, mất khả năng hoạt động (ví dụ: acid lactic tăng lên, cơ bị co cứng).
– Cường độ lao động quá nặng nhọc và khẩn trương sẽ huy động khối lượng cơ bắp, thần kinh lớn tham gia nhiều trong một thời gian ngắn, điều này sẽ làm tăng nhanh sự tiêu hao năng lượng và hoạt động của các cơ quan. Khi sự đáp ứng vượt quá ngưỡng bình thường như: khối lượng cơ hoạt động quá lớn, nhu cầu đáp ứng năng lượng cao, cơ thể có thể không đáp ứng kịp. Lao động nặng, tim phải cung cấp máu nhiều qua hệ tuần hoàn đến tổ chức nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng, tăng năng lượng và trao đổi khí, có thể gây nên tình trạng giãn tim đột ngột và tử vong ở những vận động viên. Do lao động quá khẩn trương, sự phối hợp giữa các nhóm cơ, các bộ phận không hợp lý dễ gây nên tai nạn lao động, hoặc tăng nhanh quá trình mệt mỏi. Chế độ lao động và nghỉ ngơi không hợp lý dễ làm tăng nhanh quá trình mệt mỏi, phát sinh các bệnh nghề nghiệp. Những lao động nặng tiêu hao năng lượng nhiều hoặc tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại sẽ chịu nhiều ảnh hưởng xấu lên sức khỏe nên cần được rút ngắn thời gian lao động và kéo dài thời gian nghỉ ngơi, để các trạng thái sinh lý, sinh hóa của cơ thể được hồi phục nhanh, khi chưa đến ngưỡng mất thăng bằng. Lao động nặng kéo dài sẽ làm tăng các sản phẩm trung gian, cạn kiệt năng lượng nếu ta cho nghỉ sớm các sản phẩm trung gian chưa xuất hiện nhiều, chưa đầu độc tế bào, năng lượng còn đủ để kích thích nhanh quá trình hồi phục.
– Tư thế lao động không phù hợp với máy móc hoặc phương thức, phương tiện lao động sẽ gây nên sự bất thường cho các hoạt động chức năng, vì thế, các rối loạn bệnh lý dễ xảy ra hoặc quá trình mệt mỏi tế bào sẽ đến sớm. Trong thực tế, nhiều người lao động phải làm việc ở các tư thế không hợp lý, nhiều nhóm cơ vận động trong tình trạng vận cơ tĩnh hoặc tạo các góc quá nhiều, nhiều động tác uốn, vặn, sẽ làm tăng nhanh sự mệt mỏi của thần kinh và thể chất.
– Các cơ quan bị căng thẳng do hoạt động không đồng bộ dễ gây nên sự mệt mỏi cục bộ. Trong các cơ quan dễ bị mệt mỏi sớm nếu hoạt động không phù hợp, người ta thấy đứng đầu là các giác quan, ví dụ: nhìn lâu mỏi mắt
Quy trình sản xuất chứa yếu tố độc hại
Trong quá trình sản xuất các yếu tố tác hại nghề nghiệp mang đặc trưng vật lý lý hóa, vi sinh vật… có thể phát sinh hoặc tăng tác dụng xấu lên cơ thể người lao động.
– Các yếu tố vật lý như vi khí hậu, bức xạ, áp lực không khí không bình thường, rung chuyển… Thường xuyên tác động lên cơ thể làm ảnh hưởng đến sự cân bằng các phản ứng sinh lý, sinh hóa… Vi khí hậu xấu có thể là quá nóng hoặc quá lạnh. Trong các lò nung vật liệu nhiệt độ tăng lên tới hàng nghìn độ, có thể phát sinh ra nhiều loại bức xạ tử ngoại hoặc hồng ngoại… làm nóng nhiệt độ không khí hơn nhiệt độ da, cơ thể cảm nhận được gây trạng thái tích nhiệt, có thể làm cho quá trình thoát nhiệt của cơ thể bị ngừng trệ gây say nóng.
– Các yếu tố lý hóa trong môi trường như bụi, hơi khí độc gây rất nhiều rối loạn bệnh lý và BNN, đứng đầu là các loại bụi vô cơ gây xơ hóa phổi không hồi phục gây tàn phế bộ máy hô hấp. Một số loại bụi hữu cơ như lông súc vật, bông, đay, phấn hoa gây phản ứng dị ứng co thắt khí phế quản. Các chất độc có trong môi trường lao động có thể ở dạng bụi hoặc khí gây nên nhiều bệnh nhiễm độc nguy hại như: nhiễm độc chì, asen, thuỷ ngân, thuốc trừ sâu… Có những loại chất độc dễ quan sát nhưng cũng có rất nhiều loại chất độc không mùi vị, khó quan sát, dễ gây nhiễm độc, cấp cứu khó khăn như oxytcarbon, thuỷ ngân…
Trong môi trường lao động có nhiều yếu tố sinh học gây hại như các vi trùng, ký sinh trùng, các loại sinh vật phẩm có tính chất kháng nguyên gây nên viêm nhiễm hoặc phản ứng dị ứng, các nấm hoặc vi trùng có khả năng tồn tại cao ở ngoại cảnh như lao, bạch hầu dễ gây bệnh cho những người công nhân vệ sinh, các thầy thuốc.
Điều kiện vệ sinh kém
Điều kiện vệ sinh kém trong môi trường lao động là tập hợp bởi nhiều yếu tố tạo nên cảm giác hoặc trực giác đối với người lao động. Ví dụ như độ thông thoáng trong môi trường, các thiết bị vệ sinh và an toàn lao động, nhằm ngăn cản sự phát sinh các yếu tố độc hại từ nguồn hoặc bảo vệ thụ động như: khẩu trang, các loại máy hút bụi, ánh sáng thiếu làm giảm khả năng hoạt động của thị giác. Môi trường thiếu thông thoáng làm giảm khả năng trao đổi nhiệt, khí…Các yếu tố do điều kiện vệ sinh của môi trường lao động kém sẽ tác động lên người lao động làm cho các giác quan cung như toàn thân chóng mệt mỏi gây đến giảm năng xuất lao động, dễ gây các tai nạn nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp.
Trên đây là nội dung Quy định về bệnh nghề nghiệp trong Bộ luật lao động Lawkey gửi tới bạn đọc
Những ngày nghỉ vẫn được hưởng lương của người lao động
NHỮNG NGÀY NGHỈ VẪN ĐƯỢC HƯỞNG LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Không chỉ được nghỉ các ngày nghỉ hàng tuần được người [...]
Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm, bồi thường trong Hợp đồng bảo hiểm
Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm, bồi thường trong Hợp đồng bảo hiểm được pháp luật quy định như thế nào? [...]