Quy trình khám phát hiện bệnh nghề nghiệp mới nhất
Đối tượng nào phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp? Hồ sơ, quy trình khám phát hiện bệnh nghề nghiệp mới nhất được quy định như thế nào?
Đối tượng khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 28/2016/TT-BYT, các đối tượng sau phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp:
1. Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kể cả người học nghề, tập nghề, người lao động đã nghỉ hưu hoặc người lao động đã chuyển công tác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp hoặc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội số 2014 đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng.
2. Người lao động không thuộc các trường hợp trên chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
Xem thêm: Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động đã nghỉ hưu
Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động đang làm việc
Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động thì thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu.
Xem thêm: Vấn đề hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động đã nghỉ hưu
Hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm các giấy tờ quy định tại Điều 8 Thông tư 28/2016/TT-BYT. Hồ sơ bao gồm:
1. Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp người lao động đã làm việc trước ngày Thông tư này có hiệu lực (trước ngày 15/8/2016) thì sử dụng kết quả khám sức khỏe gần nhất.
2. Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau:
– Kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động.
Đối với trường hợp người lao động có tiếp xúc với yếu tố vi sinh vật trong môi trường lao động mà việc quan trắc môi trường lao động được thực hiện trước ngày 01/7/2016 thì hồ sơ phải có thêm Phiếu đánh giá tiếp xúc yếu tố vi sinh vật do cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp cấp tính mà tại thời điểm xảy ra bệnh nghề nghiệp cấp tính chưa kịp xác định được mức tiếp xúc yếu tố có hại;
4. Bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án bệnh có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).
Xem thêm: Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật
Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Quy trình khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
Khoản 1 Điều 9 thông tư 28/2016/TT-BYT hướng dẫn quy trình này như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp được chuẩn bị theo quy định trên.
Trước khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động hoặc người lao động phải gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp.
Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thông báo thời gian, địa điểm và các nội dung cần thiết khác liên quan đến khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động hoặc người lao động.
Bước 2: Thực hiện khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
Theo lịch hẹn, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thực hiện việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp lần đầu cho người lao động.
Kết thúc đợt khám, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm ghi đầy đủ các thông tin trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp và tổng hợp kết quả đợt khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Trường hợp người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải lập Hồ sơ bệnh nghề nghiệp và lập báo cáo trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.
Bước 3: Kết thúc quy trình
Sau khi tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 20 ngày làm việc, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải trả cho người sử dụng lao động hoặc người lao động kết quả khám bệnh nghề nghiệp, hồ sơ bệnh nghề nghiệp và báo cáo trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp trong trường hợp người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp.
Xem thêm: Giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp khi đã thôi việc
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Các trường hợp được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Pháp luật về bảo hiểm quy định các trường hợp được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để bảo đảm [...]
Xem bói có bị vi phạm pháp luật không?
Hành nghề xem bói có bị vi phạm pháp luật không? Xử lý hành vi bói toán được quy định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm [...]