Quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con hay không? Quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được quy định như thế nào? Cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng tôi ly hôn và tòa án quyết định cho vợ tôi dành quyền nuôi con (con tôi 7 tuổi) và tôi chu cấp mỗi tháng 3 triệu đồng. Tuy nhiên, hơn một năm nay, vợ tôi có đi làm ăn ở xa, không trực tiếp nuôi dưỡng con tôi mà giao cho ông bà ngoại. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là tôi muốn dành lại quyền nuôi con có được không? Nếu được thì tôi phải làm gì?
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Vấn đề pháp lý liên quan
Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (Luật HNGĐ) quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn như sau:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con…”
Đối chiếu với tình huống của anh/chị
Theo quyết định của Tòa án thì vợ anh là người giành được quyền nuôi con sau khi ly hôn. Theo quy định của pháp luật, vợ anh buộc phải trực tiếp nuôi dưỡng con. Tuy nhiên hiện nay con là do ông bà ngoại chăm sóc, do đó, anh có quyền gửi đơn ra Tòa yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Trên đây là nội dung tư vấn Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định hiện nay
Quyền nuôi con của cha mẹ sau khi ly hôn theo quy định pháp luậtNghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định pháp luật
Ngày 1/7/2024, Nghị quyết 01/2024 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao có hiệu lực, trong đó hướng về nghĩa [...]
Đăng ký tên cha trong giấy khai sinh khi chưa kết hôn được không?
Những nội dung bạn đọc cần lưu ý khi muốn có tên cha trong giấy khai sinh của con khi chưa đăng ký kết hôn theo quy định [...]