Quyết định 98/2000/QĐ-BTC T về Tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể ngạch công chức kế toán
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 98/2000/QĐ-BTC | Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 98/2000/QĐ-BTC NGÀY 12 THÁNG 06 NĂM 2000 VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CỤ THỂ NGẠCH CÔNG CHỨC KẾ TOÁN
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Căn cứ Điều 14 Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn và quản lý các ngạch công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Quyết định số 414/TCCP-VC ngày 29/5/1993 của Bộ trưởng – Trưởng ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ về việc ban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức hành chính;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và Đào tạo;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể ngạch công chức kế toán” (Văn bản đính kèm) bao gồm:
1. Chuyên viên kế toán.
2. Chuyên viên chính kế toán.
3. Chuyên viên cao cấp kế toán.
Điều 2. Cán bộ, ngành, địa phương và các đơn vị căn cứ tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch trên để thực hiện việc sử dụng tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, nâng bậc lương và chuyển ngạch cho công chức theo quy định của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nguyễn Sinh Hùng (Đã ký) |
TIÊU CHUẨN
NGHIỆP VỤ CỤ THỂ NGẠCH CÔNG CHỨC KẾ TOÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 98/2000/QĐ-BTC ngày 12/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
I. CHUYÊN VIÊN KẾ TOÁN:
1. Chức trách:
Là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước về công tác kế tián, giúp lãnh đạo đơn vị cấu thành (phòng, ban, Sở, Vụ, Cục) chỉ đạo, quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề trong hệ thống nghiệp vụ kế toán.
Nhiệm vụ cụ thể:
– Giúp lãnh đạo hướng dẫn hoặc phối hợp với các đơn vị, ngành hướng dẫn thực hiện các chế độ kế toán và kiểm toán cho phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực. Tham gia nghiên cứu chế độ chính sách kế toán, kiểm toán.
– Tham gia xây dựng các phương án, các kế hoạch, các quy định cụ thể để triển khai công việc quản lý hệ thống kế toán.
– Tham gia với các đơn vị, Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng, ban hành các chính sách, chế độ tài chính Nhà nước, tài chính doanh nghiệp.
– Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công việc được giao. Soạn thảo các văn bản về quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ kế toán để thực hiện công việc được giao.
– Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp điều chỉnh để thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả cao các kế hoạch đã đề ra.
– Kiểm tra việc thực hiện các quy trình về kế toán và kiểm toán ở đơn vị theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.
– Giúp lãnh đạo thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động về tư vấn kế toán và kiểm toán trên lãnh thổ Việt Nam.
– Chủ động tổ chức, phối hợp với công chức, đơn vị có liên quan và hướng dẫn giúp đỡ các công chức cấp dưới trong việc triển khai công việc, tham gia đúng trách nhiệm với các công việc liên đới.
– Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các chế độ kế toán và công tác kiểm toán.
– Tổ chức tập hợp tình hình quản lý, tiến hành phân tích tổng hợp và báo cáo nghiệp vụ lên cấp trên. Chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của công chức quản lý nghiệp vụ cấp cao hơn trong cùng hệ thống quản lý nghiệp vụ kế toán tài chính.
2. Hiểu biết:
– Nắm được đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nắm chắc phương hướng, chủ trương, chính sách của ngành, của đơn vị về lính vực nghiệp vụ kế toán.
– Nắm được các kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kế toán.
– Nắm vững chính sách chế độ kế toán Nhà nước, chế độ kế toán ngành, lĩnh vực công tác, các hình thức và phương pháp kế toán áp dụng trong các đơn vị.
– Soạn thảo được các văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện trong phạm vi đơn vị theo lĩnh vực được giao.
– Nắm chắc quy trình công việc kế toán của các phần hành kế toán và mô hình tổ chức bộ máy kế toán của các loại hình sản xuất kinh doanh và hành chính sự nghiệp.
– Biết phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất cải tiến nghiệp vụ quản lý.
– Nắm được xu thế phát triển công tác kế toán tài chính trong nước và thế giới.
– Biết tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, phương pháp kiểm tra và có khả năng tập hợp tổ chức phối hợp tốt với các yếu tố liên quan để triển khai công việc có hiệu quả cao, có trình độ độc lập tổ chức làm việc.
3. Yêu cầu trình độ:
– Tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán (đã qua thời gian tập sự).
– Có chứng chỉ tốt nghiệp khoá đào tạo, bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên theo nội dung chương trình của Học viện Hành chính quốc gia.
– Biết một ngoại ngữ, trình độ A.
– Biết sử dụng thành thạo máy vi tính.
II. CHUYÊN VIÊN CHÍNH KẾ TOÁN:
1. Chức trách:
Là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước về công tác kế toán, giúp lãnh đạo các đơn vị cấu thành (Vụ, Cục), lãnh đạo cấp tỉnh (Sở, Uỷ ban nhân dân), chỉ đạo, quản lý nghiệp vụ kế toán.
Nhiệm vụ cụ thể:
– Nghiên cứu, xây dựng các văn bản Luật, Pháp lệnh chế độ kế toán và xét duyệt hệ thống kế toán nói chung và chế độ kế toán áp dụng cho các ngành kinh tế đặc thù.
– Tổ chức, chỉ đạo, thực hiện, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra nghiệp vụ kế toán và đề xuất các biện pháp chỉ đạo, uốn nắn những lệnh lạch nhằm tăng cường hiệu lực quản lý kế toán của ngành, tỉnh.
– Nghiên cứu, xây dựng mô hình mẫu về công tác hạch toán kế toán, tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh yêu cầu quản lý từng lĩnh vực hoạt động, từng thành phần kinh tế.
– Tham gia xây dựng mục tiêu, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế toán, kiểm toán viên.
– Hướng dẫn các ngành, các địa phương, các đơn vị áp dụng các quy định về kế toán vào hoạt động cụ thể của từng ngành, từng lĩnh vực, từng đơn vị.
– Quản lý giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ các hoạt động tư vấn kế toán, kiểm toán của các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với luật lệ hiện hành của Việt Nam.
– Tổ chức tổng hợp tình hình, tiến hành phân tích, tổng kết, đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệp, đề xuất phương án sửa đổi, điều chỉnh cơ cấu, biện pháp quản lý theo nhiệm vụ được phân công, tổng hợp báo cáo lên cấp trên.
– Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu đề tài về quản lý nghiệp vụ có liên quan đến chức năng quản lý ngành kế toán tài chính nhằm cải tiến nội dung và phương pháp quản lý.
2. Hiểu biết:
– Nắm được đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nắm vững hệ thống pháp luật kinh tế, các chính sách, chế độ kế toán và kiểm toán của Nhà nước.
– Có kiến thức sâu rộng về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, kiểm toán tài chính. Nắm vững thông lệ và chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế phổ biến.
– Nắm hệ thống các chế độ kế toán của Nhà nước và các chế độ kế toán chuyên ngành, quy trình tổ chức công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán của các loại hình sản xuất kinh doanh dịch vụ và hành chính sự nghiệp.
– Thành thạo việc xây dựng phương án, đề án quản lý nghiệp vụ kế toán tài chính và nguyên tắc, thủ tục hành chính.
– Am hiểu chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế.
– Có năng lực nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực kế toán, kiểm toán.
– Có trình độ tổng hợp, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, phối hợp việc triển khai nghiệp để thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Yêu cầu trình độ:
– Tốt nghiệp đại hoạc chuyên ngành tài chính kế toán trở lên. Đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kinh tế ngành, lĩnh vực.
– Đã qua lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ kế toán.
– Có chứng chỉ tốt nghiệp khoá đào tạo, bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước theo nội dung, chương trình trung cao cấp của Học viện Hành chính quốc gia.
– Có thời gian công tác ở ngạch chuyên viên kế toán tối thiểu là 9 năm.
– Biết một ngoại ngữ trình độ B.
– Biết sử dụng thành thạo máy vi tính.
III. CHUYÊN VIÊN CAO CẤP KẾ TOÁN:
1. Chức trách:
Là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong hệ thống quản lý Nhà nước về công tác kế toán, giúp lãnh đạo ngành hoặc lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, quản lý tổ chức thực hiện hệ thống nghiệp vụ kế toán.
Nhiệm vụ cụ thể:
– Chủ trì, nghiên cứu, xây dựng các Luật, Pháp lệnh, chuẩn mực kế toán chế độ kế toán và hệ thống văn bản pháp lý về kế toán và kiểm toán của Việt Nam, các đề án chiến lược phát triển công tác kế toán trong phạm vi toàn quốc, gồm:
+ Nghiên cứu, xây dựng chủ trương, phương hướng và biện pháp hoàn thiện hệ thống kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính trong giai đoạn phát triển của đất nước.
+ Nghiên cứu, xây dựng các văn bản pháp quy về kế toán và kiểm toán đối với vấn đề tổng hợp phức tạp.
– Tham gia xây dựng các mục tiêu, giáo trình và hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế toán trưởng, kiểm toán viên.
– Chủ trì tổ chức, chỉ đạo thực hiện các phương án, kế hoạch, kiểm tra nghiệp vụ và xây dựng các văn bản sửa đổi, bổ sung các quy định về kế toán hiện hành nhằm tổ chức quản lý chặt chẽ có hiệu lực và hiệu quả.
– Chủ trì tổ chức việc phối hợp nghiệp vụ của lĩnh vực liên quan giữa các cấp quản lý cùng lĩnh vực của các ngành đảm bảo tính thống nhất đồng bộ trong cả nước.
– Chủ trì, nghiên cứu xây dựng hệ thống kế toán được áp dụng ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho phù hợp với các quy định trong Luật Đầu tư nước ngoài và các quy định khác của Nhà nước Việt Nam.
– Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, tỉnh, cấp Nhà nước về công tác tài chính kế toán, kiểm toán.
2. Hiểu biết:
– Nắm được đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phương hướng chính sách của ngành về lĩnh vực quản lý và nghiệp vụ liên quan.
– Nắm vững hệ thống các chuẩn mực kế toán, Luật kế toán, chế độ kế toán của Nhà nước và các chế độ kế toán cụ thể áp dụng trong các ngành, các lĩnh vực;
– Hiểu biết rộng về hệ thống lý luận thực tiễn các hình thức, phương pháp và xu hướng phát triển của công tác kế toán và kiểm toán trong nước và quốc tế;
– Nắm vững luật pháp kinh tế tài chính, các chính sách chế độ tài chính tín dụng của Nhà nước và pháp luật quốc tế liên quan đến công tác kế toán của ngành, lĩnh vực.
– Nắm vững nguyên lý tổ chức công tác kế toán các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế.
– Am hiểu rộng về tình hình kinh tế – xã hội của lĩnh vực quản lý tài chính ở trong nước và thế giới.
– Có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức chỉ đạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại để cải tiến hệ thống quản lý nghiệp vụ kế toán.
3. Yêu cầu trình độ:
– Là chuyên viên chính kế toán có thời gian tối thiểu ở ngạch là 6 năm.
– Đã tốt nghiệp khoá đào tạo, quản lý hành chính nhà nước trình độ cao cấp theo nội dung, chương trình của Học viện Hành chính quốc gia.
– Đã tốt nghiệp khoá lý luận chính trị cao cấp của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
– Biết thành thạo ít nhất một ngoại ngữ (đọc, nghe, nói thông thạo).
– Biết sử dụng máy vi tính để khai thác tài liệu, thông tin.
– Có đề án tổng hợp hoặc công trình nghiên cứu khoa học về tài chính kế toán được Hội đồng khoa học ngành thừa nhận và đưa và áp dụng có hiệu quả.
Thông tư 297/2016/TT-BTC về cấp, quản lý và sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— [...]
Quyết định 759/QĐ-BTC năm 2013 đính chính Thông tư 08/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— [...]
- Thông tư 96/2010/TT-BTC hướng dẫn phục hồi, xử lý tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại do các nguyên nhân khách quan do Bộ Tài chính ban hành
- Thông tư 10/2014/TT-NHNN sửa đổi tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán các Tổ chức tín dụng theo Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Thông tư 06/2021/TT-BTC