Quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội theo quy định mới nhất

Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư trong trường hợp nào? Trình tự, thủ tục thực hiện ra sao? Dưới đây là quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội theo quy định mới nhất.

Các trường hợp thuộc quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

Theo quy định tại Điều 31 Luật đầu tư 2020, trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội theo pháp luật về đầu tư công, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:

– Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

+ Nhà máy điện hạt nhân;

+Chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên.

– Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên;

– Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;

– Dự án có yêu cầu phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.


Hồ sơ quyết định chủ trương của Quốc hội

Hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật đầu tư 2020, gồm:

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

– Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung:

+ Nhà đầu tư thực hiện dự án,

+ Mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn,

+ Địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư,

+ Nhu cầu về lao động,

+ Đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư,

+ Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

– Bản sao một trong các tài liệu sau:

+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;

+ Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;

+ Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

– Đề xuất nhu cầu sử dụng đất;

Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.

– Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao gồm các nội dung:

+ Tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ;

+ Thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

– Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

– Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);

– Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;

– Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

– Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có).


Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương dự án đầu tư của Quốc hội

Việc quyết định chủ trương dự án đầu tư của Quốc hội được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 36 Luật đầu tư 2020. Cụ thể như sau:

Bước 1:

Nhà đầu tư phải nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư.

Bước 2: 

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư gửi 20 bộ hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án. Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước. 

Bước 3: 

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập. Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ dự án đầu tư. Và lập báo cáo thẩm định. Gồm các nội dung quy định tại khoản 6 Điều 34 của Luật đầu tư năm 2020. Và lập báo cáo thẩm định trình Chính phủ.

Bước 4: 

Chậm nhất 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.

Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư gồm:

  • Tờ trình của Chính phủ;
  • Hồ sơ dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều này;
  • Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;
  • Tài liệu khác có liên quan.

Bước 5: 

Công tác thẩm tra hồ sơ dự án bao gồm các nội dung sau:

– Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;

– Sự cần thiết thực hiện dự án;

– Đánh giá sự phù hợp của dự án với chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có);

– Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án. Nhu cầu sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư. Phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường;

– Vốn đầu tư, phương án huy động vốn;

– Tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội;

– Cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).

Bước 6:

Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư gồm các nội dung sau đây:

– Nhà đầu tư thực hiện dự án

– Tên, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư của dự án. Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn. Thời hạn thực hiện dự án

– Địa điểm thực hiện dự án đầu tư

– Tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Như tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có). Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án. Trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn

– Công nghệ áp dụng

– Cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có)

– Thời hạn hiệu lực của Nghị quyết về chủ trương đầu tư.

Xem thêm: Quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội theo quy định mới nhất” gửi đến ban đọc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình thật sự cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy. Chúc các bạn phát triển hơn nữa.    

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Đặc biệt, tôi rất hứng thú khi làm việc với luật sư Huy Hà và kế toán Tân Anh. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu