Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự được quy định như thế nào theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015?
Biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
♦ Thư ký Tòa án phải lập biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và biên bản về việc hòa giải.
♦ Biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ phải có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm tiến hành phiên họp;
+ Địa điểm tiến hành phiên họp;
+ Thành phần tham gia phiên họp;
+ Ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự về các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 210 của Bộ luật này;
+ Các nội dung khác;
+ Quyết định của Tòa án về việc chấp nhận, không chấp nhận các yêu cầu của đương sự.
♦ Biên bản về việc hòa giải phải có các nội dung chính sau đây:
+ Các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này;
+ Ý kiến của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự;
+ Những nội dung đã được các đương sự thống nhất, không thống nhất.
♦ Biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia phiên họp, chữ ký của Thư ký Tòa án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên họp. Những người tham gia phiên họp có quyền được xem biên bản ngay sau khi kết thúc phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản và ký xác nhận hoặc điểm chỉ.
♦ Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
Căn cứ quy định tại các Điều 212 và 213 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, về quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như sau
Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
♦ Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
♦ Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.
♦ Trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 210 của Bộ luật này mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.
Hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
♦ Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
♦ Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
Trên đây là nội dung bài viết Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Hãy liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết những vướng mắc và sử dụng dịch vụ pháp lý uy tín nhé.
Mang thai ngoài tử cung thì lao động được hưởng chế độ gì?
Bảo hiểm xã hội Việt Nam có ban hành Công văn hướng dẫn chế độ ốm đau thai sản để giải quyết một số vướng mắc [...]
Sửa đổi và chấm dứt hợp đồng dân sự theo quy định hiện nay
Sửa đổi và chấm dứt hợp đồng dân sự được pháp luật dân sự quy định tại Điều 421 và 422 Bộ luật dân sự 2015. [...]