Sở hữu chung cộng đồng và sở hữu chung hỗn hợp
Sở hữu chung cộng đồng và sở hữu chung hỗn hợp là hai loại sở hữu thuộc sở hữu chung. Vậy Sở hữu chung cộng đồng và sở hữu chung hỗn hợp là gì? Pháp luật quy định thế nào về hai loại sở hữu này?
1. Quy định của pháp luật về sở hữu chung cộng đồng
Sở hữu chung cộng đồng là gì?
Sở hữu chung cộng đồng là hình thức sở hữu của dòng họ theo huyết thống, theo cộng đồng tôn giáo hoặc cộng đổng dân cư (thôn, ấp, làng, bản) đối với tài sản được hình thành theo tập quán hoặc do các thành viên của cộng đồng quyên góp tạo dụng nên.
Ví dụ: Nhà thờ, từ đường, thánh thất tôn giáo, là sở hữu cộng đồng của dòng họ, hoặc kết cấu hạ tầng phục vụ chung cho cả cộng đồng dân cư: Đường đi, giếng nước công cộng…
Đặc điểm của sở hữu chung cộng đồng
Các thành viên của cộng đồng cùng có quyền quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thoả thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cả cộng đồng. Tuy nhiên, phải tuân thủ nguyên tắc chung là không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Trong quá trình quản lý, sử dụng các thành viên phải cùng bàn bạc, thoả thuận. Tuỳ từng loại tài sản chung cộng đồng mà phương thức quản lý, sử dụng có thể khác nhau.
Ví dụ: Các kết cấu hạ tầng của cả cộng đồng dân cư, thì mọi người cùng có quyền sử dụng chung và quản lý theo phương thức đã thoả thuận.
Do mục đích của sở hữu chung cộng đồng là thoả mãn chung lợi ích hợp pháp của cả cộng đồng, nên tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.
Việc sở hữu chung trong nhà chung cư về nguyên tắc cũng là sở hữu chung hợp nhất không phân chia như sở hữu chung của cộng đồng. Đối với phần diện tích và trang thiết bị dùng chung như: lối đi, cầu thang, bể nước… thì các chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng và có trách nhiệm bảo vệ, bảo đảm an toàn cho những người xung quanh. Việc sử dụng khoảng không, mặt đất theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Sở hữu chung là gì? theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
2. Quy định của pháp luật về sở hữu chung hỗn hợp
Sở hữu chung hỗn hợp là gì?
Sở hữu chung hỗn hợp là một phạm trù kinh tế để chỉ một hình thức sở hữu đối với tài sản của các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận. Sở hữu hỗn hợp là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho việc liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế khác nhau trong và ngoài nước.
Trong sở hữu chung hỗn hợp, các chủ sở hữu thoả thuận theo nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện về tài sản và số lượng vốn góp.
Do mục đích hình thành loại sở hữu chung hỗn hợp là sản xuất, kinh doanh cho nên việc góp vốn, tài sản trong sở hữu chung hỗn hợp có những nét đặc thù khác biệt so với hình thức sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.
Quyền sở hữu chung hỗn hợp nếu hiểu là một phạm trù pháp lý gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ về chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản, vốn của các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế đã tự nguyện tham gia thành lập một nhóm chủ thể, vì vậy các chủ sở hữu tài sản có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 209 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS)
Nhà nước quy định và bảo hộ quyền sở hữu chung hỗn hợp đối với các tài sản là tư liệu sản xuất, công cụ lao động và các loại vốn đã đóng góp để tạo hành lang pháp lý cho cá nhân và các loại doanh nghiệp an tâm đầu tư cùng sản xuất kinh doanh.
Chủ thể của sở hữu chung hỗn hợp
Chủ thể của sở hữu chung hỗn hợp là nhóm cá nhân hoặc nhóm pháp nhân,.. thuộc các thành phần kinh tế cùng liên kết, hợp tác sản xuất, kinh doanh
Xem thêm: Phân tích các điều kiện của pháp nhân theo quy định của pháp luật
Khách thể của sở hữu chung hỗn hợp
Khách thể của sở hữu chung hỗn hợp là những tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận hợp pháp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Phạm vi khách thể của sở hữu chung hỗn hợp bao gồm: Các nguồn góp vốn bằng tiền (kể cả ngoại tệ), cửa hàng thương mại, bằng phát minh sáng chế, quyền thuê mướn, kim khí quý đá quý hoặc các tặng phẩm đặc biệt… Các tài sân là tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh để thu lợi nhuận cũng thuộc khách thể sở hữu chung hỗn hợp.
Như các loại sở hữu chung khác, những tài sản đóng góp hợp pháp hoặc thu được từ quá trình sản xuất kinh doanh hợp pháp trong sở hữu chung hỗn hợp không bị hạn chế về số lượng, giá trị nhất là trong những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh. Tuy nhiên đối với những tài sản mà pháp luật quy định thuộc sở hữu toàn dân thì không thể thuộc khách thể sở hữu chung hỗn hợp.
Ví dụ: Các kho hàng, nhà xưởng xây dựng trên đất hoặc những công trình khác đều thuộc sở hữu chung hỗn hợp. Nhưng đất đai không phải là tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp. Cá nhân, tổ chức chỉ có thể góp tài sản bằng quyền sử dụng đất theo quy định của BLDS và pháp luật đất đai.
Nội dung của sở hữu chung hỗn hợp
Nội dung của sở hữu chung hỗn hợp được thể hiện ở việc quản lí, chi phối nguồn vốn và tài sản thông qua các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.
Sở hữu chung hỗn hợp là một dạng cụ thể của sở hữu chung nhưng đồng thời lại có những nét đặc thù riêng. Sở hữu chung hỗn hợp thường có quy mô hoạt động rộng khắp trong nhiều ngành nghề khác nhau và có mục đích thu lợi nhuận nên việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không theo các nguyên tắc của sở hữu chung thông thường. Vì vậy, Điều 215 BLDS quy định Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp phải tuân theo về Sở hữu chung theo phần và quy định của pháp luật có liên quan đến việc góp vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành, trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận”
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, cá nhân được ủy quyền sẽ thực hiện quyền của các chủ sở hữu trong quan lí, tổ chức, điều hành nhằm thực hiện phương hướng, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đã được tất cả các chủ sở hữu thỏa thuận
Trên đây là nội dung Sở hữu chung cộng đồng và sở hữu chung hỗn hợp Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.
Quy định về hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu trong luật quản lý ngọai thương
Luật quản lý ngoại thương quy định chi tiết các biện pháp hạn chế xuất nhập khẩu, trong đó có hạn chế về số lượng, [...]
Để được hưởng chế độ thai sản lao động nữ phải đóng bao nhiêu tháng
LawKey xin giải đáp thắc mắc của bạn đọc về vấn đề hưởng chế độ thai sản lao động nữ phải đóng bao nhiêu tháng? [...]