Tài sản là gì? theo quy định của pháp luật dân sự hiện nay
Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Vậy hiểu cụ thể tài sản là gì? Quyền tài sản được pháp luật quy định thế nào?
Tài sản là gì?
Với tư cách là khách thể quyền sở hữu – đã được Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) xác định như sau: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Vật
Vật là đối tượng của thế giới vật chất theo nghĩa rộng bao gồm cả động vật, thực vật, vật với ý nghĩa vật lý ở mọi trạng thái (rắn, lỏng, khí).
Với ý nghĩa là một phạm trù pháp lý, vật là một bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được một nhu cầu nào đó (vật chất) của con người. Tuy nhiên, không phải bất cứ một bộ phận nào của thế giới vật chất đều được coi là vật. Vì vậy, có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này thì được coi là vật nhưng ở dạng khác lại không được coi là vật.
Ví dụ: Không khí trong tự nhiên, nước suối, nước sông, nước biển… không được coi là vật. Nhưng nếu đóng vào bình nước, hay được làm nóng, làm lạnh… lại được coi là vật.
Do sự phát triển của khoa học, công nghệ, khái niệm vật trong khoa học pháp lý cũng được mở rộng.
Ví dụ: Phần mềm trong máy tính hoặc chất thải nếu sử dụng làm nguyên liệu sẽ được coi là vật, nhưng bình thường không được coi là vật.
Vật là tài sản không chỉ là những vật tồn tại hiện hữu mà còn bao gồm cả những vật (hay tài sản) chắc chắn sẽ có. Điều 175 BLDS đã xác định loại tài sản này là: hoa lợi và lợi tức. Đây chính là sự gia tăng của tài sản trong nhũng điều kiện nhất định. Tương tự, tiền và những loại giấy tờ có giá cũng được xác định là những loại tài sản có tính chất đặc biệt.
Xem thêm: Phân loại vật theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Phân biệt tài sản và hàng hóa
Cần phân biệt tài sản với khái niệm hàng hóa trong khoa học chính trị kinh tế học (là sản phản do con người tạo ra có giá trị và giá trị sử dụng). Giá trị của hàng hóa được xác định bằng lao động xã hội đã bỏ ra để sản xuất hàng hóa đó. Đất đai, tài nguyên thiên nhiên là vật (tài sàn) nhưng không phải hàng hóa vì không gắn với lao động xã hội. Vì vậy, khái niệm tài sản có phạm vi ngoại diện rộng hơn khái niệm hàng hóa.
Quyền tài sản
Điều 115 BLDS quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”.
Quyền tài sản hiểu theo nghĩa rộng là quyền của cá nhân, tổ chức được pháp luật cho phép thực hiện hành vi xử sự đối với tài sản của mình và yêu cầu nguời khác phải thực hiện một nghĩa vụ đem lợi lại ích vật chất cho mình. Trên cơ sở quan niệm như vậy, Luật La mã phân loại quyền tài sản (quyền dân sự) thành vật quyền và trái quyền mà không phân thành quyền tài sản và quyền sở hữu . Vì suy cho cùng quyền sở hữu tài sản cũng là quyền tài sản.
Vậy, theo quy định tài Điều 115, thì quyền tài sản là quyền yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ có giá trị bằng một khoản tiền nhất định như trả nợ, bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu người khác chuyển giao giá trị của một vật.
Phạm vi tài sản với tính cách là khách thể của quyên sở hữu là không hạn chế. Chúng bao gồm toàn bộ các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong xã hội. Nghĩa là quyền sở hữu có thể được xác lập với bất kỳ một loại tài sản nào, miễn là pháp luật không cấm lưu thông dân sự.
Trên đây là nội dung Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.
Xem thêm: Quyền sử dụng tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Sự kiện bất khả kháng theo quy định của pháp luật dân sự
Việc thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng là nghĩa vụ của các bên và là quy định của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, [...]
Xe bị hỏng do ngập bãi xe có được bồi thường không?
Trường hợp xe máy gửi tại bãi gửi xe bị hỏng do mưa lớn có được bồi thường thiệt hại không? Tóm tắt câu hỏi: Chào [...]