Tạm đình chỉ công việc theo quy định của Bộ luật lao động 2012
Người lao động có thể bị tạm đình chỉ công việc khi thuộc các trường hợp luật định. Dưới đây là tạm đình chỉ công việc theo quy định của Bộ luật lao động 2012.
Trường hợp tạm đình chỉ công việc
Theo hợp đồng lao động đã ký kết thì người lao động được bố trí công việc, điều kiện và môi trường làm việc hợp lý để thực hiện tốt nhất nghĩa vụ của mình.
Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh thì người lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động.
Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Xem thêm: Công việc lao động tiền lương cho doanh nghiệp mới thành lập
Thời hạn tạm đình chỉ công việc
Theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật lao động 2012, người sử dụng lao động chỉ được tạm đình chỉ công việc của người lao động trong thời hạn là 15 ngày.
Trong trường hợp đặc biệt, thời hạn đình chỉ có thể kéo dài hơn, nhưng tối đa không được quá 90 ngày.
Khi hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Quyền lợi mà người lao động được hưởng khi tạm đình chỉ công việc
Trong trường hợp bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Điều này đảm bảo cho thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc vẫn đảm bảo cuộc sống sinh hoạt bình thường.
– Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
– Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Người bị tạm đình chỉ công việc nếu thấy không thoả đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.
Xem thêm: Trợ cấp mất việc làm cho người lao động mới nhất
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Quy định về bệnh nghề nghiệp trong Bộ luật lao động
Quy định về bệnh nghề nghiệp trong Bộ luật lao động Bệnh nghề nghiệp là yếu tố thường xảy ra đối với nhiều công [...]
Thủ tục tuyển dụng lao động của doanh nghiệp
Thủ tục tuyển dụng lao động của doanh nghiệp Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012, Doanh nghiệp – Người sử dụng [...]