Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi lao động đi nghĩa vụ quân sự
Pháp luật quy định như thế nào về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi lao động đi nghĩa vụ quân sự? Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động được quy định như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự
Nghĩa vụ quân sự là quyền, là nghĩa vụ của công dân kể cả đối với những người đã ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Vậy thì người sử dụng lao động phải xử lý như thế nào trong trường hợp người lao động của mình được gọi nhập ngũ. Bộ luật lao động 2012 đã nêu rõ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:
Quyền của người sử dụng lao động
Trong trường hợp người lao động phải đi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì người sử dụng lao động được phép giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên. Nội dung này được ghi nhận tại Khoản 3 Điều 22 Bộ luật lao động 2012.
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
Một trong những trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động được quy định tại Điều 32 Bộ luật lao động 2012 là trường hợp người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
Theo đó, khi người lao động thuộc diện tham gia nghĩa vụ quân sự, người sử dụng lao động phải tiến hành thủ tục tạm hoãn thực hiện hợp đồng mà không có quyền ngăn cản.
Bên cạnh đó, người lao động có trách nhiệm tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương. Và trong trường hợp này, người lao động sẽ không phải trả lại số tiền đã được tạm ứng.
Xem thêm: Các trường hợp tạm hoãn và miễn nghĩa vụ quân sự
Trách nhiệm của người sử dụng lao động sau khi người lao động đã thực hiện xong nghĩa vụ quân sự
Sau khi người lao động đã thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, người sử dụng lao động phải nhận lại người lao động theo quy định tại Điều 33 Bộ luật lao động 2012 và Điều 10 Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
– Người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc nếu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc. Trường hợp người lao động không thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng thời hạn quy định thì người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí người lao động làm công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết; trường hợp không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu theo quy định của pháp luật
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi lao động đi nghĩa vụ quân sự” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Khái niệm Cộng đồng Kinh tế AEC? Đặc điểm Cộng đồng Kinh tế AEC
Kinh tế khu vực Đông Nam Á đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Để có được như vậy, không thể không kể đến công lao của [...]
Phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý theo Luật trợ giúp pháp lý 2017
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp [...]