Thành lập chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
Hiện nay, công ty quản lý quỹ nước ngoài cũng tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam. Khi thành lập chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài cần tuân thủ các quy định gì? Bài viết sau đây sẽ nêu cụ thể hơn về vấn đề trên.
Căn cứ pháp lý:
– Luật chứng khoán sửa đổi bổ sung năm 2010
– Nghị định 58/2012/NĐ-CP
– Nghị định 151/2018/NĐ-CP
1.Điều kiện thành lập chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài
Để được hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, chi nhánh công ty cần Giấy Giấy phép thành lập và hoạt động. Điều kiện được cấp giấy phép bao gồm:
– Đang hoạt động hợp pháp và được phép thực hiện hoạt động quản lý quỹ đại chúng theo quy định của nước nguyên xứ và được cơ quan quản lý giám sát chuyên ngành ở nước nguyên xứ chấp thuận bằng văn bản cho phép thành lập chi nhánh hoạt động tại Việt Nam (nếu có theo quy định của pháp luật nước ngoài);
– Không phải là cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu trên 5% vốn điều lệ của một công ty quản lý quỹ tại Việt Nam;
– Chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ quản lý tài sản huy động tại nước ngoài
– Có trụ sở; có trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán, đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán thì không phải đáp ứng điều kiện về trang bị, thiết bị.
>>> Xem thêm Thành lập văn phòng đại diện của công ty chứng khoán nước ngoài
2.Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh tại Việt Nam
Hồ sơ bao gồm:
– Giấy đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh
– Phương án kinh doanh của chi nhánh tại Việt Nam trong ba năm đầu sau khi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động
– Bản sao hợp lệ điều lệ của công ty mẹ hoặc biên bản thỏa thuận góp vốn hoặc biên bản thỏa thuận thành lập
– Bản sao hợp lệ giấy phép thành lập và hoạt động của công ty quản lý quỹ nước ngoài
– Bản sao hợp lệ văn bản của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài cho phép mở chi nhánh tại Việt Nam (nếu có theo quy định của pháp luật nước ngoài)
– Báo cáo tài chính năm của năm tài chính gần nhất đã kiểm toán;
– Biên bản họp (nếu có) và quyết định của ĐHĐCĐ, HĐQT hoặc HĐTV, hoặc quyết định của chủ sở hữu,… về việc thành lập chi nhánh tại Việt Nam;
– Quyết định bổ nhiệm giám đốc chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài do cấp có thẩm quyền của công ty mẹ ký.
– Danh sách nhân viên nghiệp vụ dự kiến, kèm theo hồ sơ cá nhân, lý lịch tư pháp
– Hợp đồng hoặc hợp đồng nguyên tắc thuê trụ sở chi nhánh
– Các tài liệu liên quan đến quỹ đang đầu tư tại Việt Nam (nếu có)
3. Trình tự xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh tại Việt Nam
Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép
Hồ sơ được lập thành hai (02) bộ, một (01) bộ bằng tiếng Việt và một (01) bộ gốc bằng tiếng nước nguyên xứ, kèm theo tệp thông tin điện tử. Hồ sơ trên được gửi trực tiếp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc gửi qua đường bưu điện.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản thông báo cho công ty quản lý quỹ nước ngoài hoàn tất các điều kiện cơ sở vật chất, nhân sự và phong tỏa vốn điều lệ của chi nhánh.
Sau ba (03) tháng kể từ ngày nhận được thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nếu công ty quản lý quỹ nước ngoài không hoàn tất các điều kiện về cơ sở vật chất, phong tỏa vốn và bổ sung đầy đủ nhân sự theo quy định, Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước có quyền từ chối cấp phép.
Bước 3: Cấp giấy phép
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm tra cơ sở vật chất trụ sở chi nhánh tại Việt Nam đạt yêu cầu trước khi cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
Trong thời hạn bảy (07) ngày, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận phong tỏa vốn, biên bản kiểm tra cơ sở vật chất và các tài liệu hợp lệ khác, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh tại Việt Nam cho công ty quản lý nước ngoài. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và không có nghĩa vụ hoàn trả hồ sơ.
Bước 4: Công bố giấy phép thành lập và hoạt động
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh có hiệu lực, công ty mẹ phải làm thủ tục xin cấp con dấu với cơ quan công an, công bố giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong ba số liên tiếp về những nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở của chi nhánh;
b) Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch và địa chỉ trụ sở của công ty mẹ;
c) Họ tên, quốc tịch của giám đốc chi nhánh;
d) Số, ngày cấp, thời hạn của giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh;
đ) Vốn điều lệ;
e) Nội dung hoạt động của chi nhánh;
g) Ngày khai trương hoạt động dự kiến.
>>> Xem thêm Thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng
Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
Quý khách hàng đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học nhưng chưa biết [...]
Ngày lãnh và mức lãnh lương hưu tháng 8/2024?
Ngày lãnh và mức lãnh lương hưu tháng 8/2024 được quy định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. [...]