Thành lập cơ sở trợ giúp xã hội công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập cơ sở trợ giúp xã hội công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ và giải đáp thắc mắc cho các bạn.
Hồ sơ thành lập
Hồ sơ thành lập cơ sở quy định tại Điều 8 Nghị định số 55/2012/NĐ-CP và được bổ sung gồm:
– Tờ trình đề nghị thành lập theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP.
– Đề án thành lập theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP.
– Dự thảo quy chế hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 03a tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục thành lập cơ sở
Việc thành lập cơ sở trợ giúp xã hội công lập được thực hiện theo thủ tục quy định tại Nghị định 55/2012/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Nội Vụ
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nội vụ phải có văn bản thẩm định.
Bước 3: Quyết định thành lập
Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày có văn bản thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập.
Trường hợp không đồng ý việc thành lập thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Thủ tục cấp giấy phép hoạt động
Để hoàn tất thủ tục thành lập cơ sở trợ giúp xã hội công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì điều cần thiết là phải xin cấp Giấy phép hoạt động cho cơ sở của mình.
Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động
Cơ sở được cấp giấy phép hoạt động khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 26 Nghị định 103/2017/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm:
– Cơ sở được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập theo quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định này hoặc cơ sở trợ giúp xã hội được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý hội hoặc cơ sở trợ giúp xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
– Người đứng đầu cơ sở phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
– Có nhân viên trực tiếp tư vấn, chăm sóc đối tượng.
– Trường hợp cơ sở có chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng thì phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực theo quy định.
Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động
Điều 28 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động như sau:
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động đối với các trường hợp sau đây:
+ Cơ sở thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội và cơ quan trung ương của tổ chức xã hội – nghề nghiệp có trụ sở của cơ sở đặt tại địa phương;
+ Cơ sở do cơ quan, tổ chức cấp tỉnh thành lập hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
– Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở có trụ sở tại địa phương do các tổ chức, cá nhân thành lập mà không thuộc các trường hợp trên.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bao gồm:
– Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP;
– Bản photocopy giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoặc quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động
Tùy thuộc vào thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động cho cơ sở của mình mà thủ tục xin cấp loại giấy phép này có sự khác nhau nhất định. Cụ thể:
Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
– Cơ sở nộp 1 bộ hồ sơ tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định các điều kiện để cấp giấp phép hoạt động trong thời hạn 10 ngày làm việc;
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động.
Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
– Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ tới Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cấp giấy phép hoạt động. Trường hợp không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày cơ sở được cấp giấy phép hoạt động, giám đốc cơ sở có trách nhiệm ban hành và công bố, niêm yết công khai Quy chế hoạt động và Quy chế chi tiêu tại cơ sở.
Trên đầy là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Tạm dừng và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất lắp ráp ô tô
Bộ Công thương ra quyết định tạm dừng và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất lắp ráp ô tô trong trường [...]
Sửa đổi và chấm dứt hợp đồng dân sự theo quy định hiện nay
Sửa đổi và chấm dứt hợp đồng dân sự được pháp luật dân sự quy định tại Điều 421 và 422 Bộ luật dân sự 2015. [...]