Trình tự thành lập doanh nghiệp thẩm định giá theo pháp luật hiện nay
Thẩm định giá là một trong những ngành nghề kinh doanh khá phát triển. Và việc thành lập doanh nghiệp định giá đang được chú ý. Dưới đây là trình tự thành lập doanh nghiệp thẩm định giá theo pháp luật hiện nay.
Bước 1: Thành lập doanh nghiệp thẩm định giá
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp được chuẩn bị theo hướng dẫn tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP tương ứng phù hợp với loại hình doanh nghiệp. Hồ sơ bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty;
– Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần;
– Bản sao y chứng thực giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước hoặc hộ chiếu đối với thành viên, cổ đông là cá nhân;
– Bản sao y chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Hồ sơ nộp tại Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trong thời hạn từ 5- 7 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho người yêu cầu.
Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty nhanh giá rẻ tại Hà Nội
Bước 2: Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá được chuẩn bị theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 89/2013/NĐ-CP. Bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Mẫu do Bộ Tài chính quy định;
– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp;
– Giấy đăng ký hành nghề thẩm định giá của các thẩm định viên đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp được doanh nghiệp xác nhận; Giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thẩm định giá cho thẩm định viên về giá hành nghề (nếu có);
– Bản sao Hợp đồng lao động hoặc Phụ lục hợp đồng lao động (nếu có) của các thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp;
– Tài liệu chứng minh về mức vốn góp của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần theo quy định tại Điều 18 Nghị định này; mức vốn góp của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại doanh nghiệp (nếu có) theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định này;
– Biên lai nộp lệ phí theo quy định;
– Bản sao chứng thực văn bản bổ nhiệm chức vụ đối với đại điện pháp luật của doanh nghiệp, văn bản ủy quyền trong lĩnh vực thẩm định giá (nếu có).
Hồ sơ được nộp tại Bộ Tài chính.
Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Nếu từ chối cấp thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tài chính sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
Xem thêm: Kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với nhà đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp thẩm định giá có những quyền và nghĩa vụ nào?
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Trình tự thành lập doanh nghiệp thẩm định giá theo pháp luật hiện nay” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Thông báo mẫu dấu Văn phòng đại diện doanh nghiệp tư nhân
Thông báo mẫu dấu Văn phòng đại diện doanh nghiệp tư nhân Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Điều 13 Nghị [...]
Chuyển đổi tài sản góp vốn của công ty sau khi thành lập
Chuyển đổi tài sản góp vốn của công ty sau khi thành lập Tóm tắt câu hỏi: Xin chào luật sư! Xin hỏi:Công ty tôi là Công [...]