Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cần đáp ứng các điều kiện gì?
Quỹ bảo lãnh tín dụng được thành lập nhằm thực hiện chức năng cấp bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vây việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cần đáp ứng các điều kiện gì?
Điều kiện thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 34/2018/NĐ-CP, để có thể thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cần đáp ứng đủ 04 điều kiện sau:
1. Vốn điều lệ thực có tối thiểu tại thời điểm thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng là 100 (một trăm) tỷ đồng do ngân sách cấp tỉnh cấp.
2. Có Đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình và được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Đề án phải bao gồm các nội dung cơ bản theo quy định của Nghị định này.
3. Có dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng phù hợp với quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.
4. Danh sách các thành viên dự kiến của Quỹ bảo lãnh tín dụng gồm: Chủ tịch, Kiểm soát viên, Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng Quỹ bảo lãnh tín dụng gồm những người đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn.
Xem thêm: Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
Nguyên tắc hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng
Sau khi thành lập theo đúng quy định của pháp luật, Quỹ bảo lãnh tín dụng phải đảm bảo hoạt động theo các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định 34/2018/NĐ-CP như sau:
1. Quỹ bảo lãnh tín dụng hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, bảo đảm an toàn vốn.
2. Quỹ bảo lãnh tín dụng chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi nguồn vốn chủ sở hữu của mình.
3. Quỹ bảo lãnh tín dụng chỉ được thực hiện cấp bảo lãnh tín dụng đối với các khoản vay đúng đối tượng và đủ điều kiện bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này.
4. Quỹ bảo lãnh tín dụng ưu tiên thực hiện bảo lãnh tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên theo quy định tại Nghị định này.
Xem thêm: Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thủ tục thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, phê duyệt và bao gồm các nội dung cơ bản quy định tại Điều 7 Nghị định 34/2018/NĐ-CP như sau:
– Tên và nơi đặt trụ sở chính.
– Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân, đại diện pháp luật.
– Nội dung và phạm vi hoạt động.
– Thời hạn hoạt động.
– Vốn điều lệ của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
– Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm và nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, Kiểm soát viên, Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này.
– Việc tuyển dụng lao động, quy hoạch và bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo khác của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
– Nguyên tắc quản lý tài chính đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng.
– Thủ tục sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
– Quan hệ giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng với các cơ quan quản lý nhà nước, các bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh.
– Xử lý tranh chấp, cơ cấu lại, giải thể, phá sản đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
– Các nội dung khác theo yêu cầu quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định này và pháp luật liên quan.
Xem thêm: Tăng vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
Thủ tục giảm vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trơ tư vấn.
Hộ kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thì áp dụng mức phạt của cá nhân hay tổ chức?
Hộ kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thì áp dụng mức phạt của cá nhân hay tổ chức? Thời hiệu xử phạt [...]
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện Công ty hợp danh
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện Công ty hợp danh Theo quy định tại Điều 48 Nghị định [...]