Quyền và nghĩa vụ của thành viên bộ máy quản trị tổ chức tín dụng
Bộ máy quản trị tổ chức tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tổ chức tín dụng. Vậy quyền và nghĩa vụ của thành viên bộ máy quản trị như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
– Luật tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
1. Tổng giám đốc (Giám đốc)
– Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên bổ nhiệm một trong số các thành viên của mình làm Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc thuê Tổng giám đốc (Giám đốc).
– Tổng giám đốc (Giám đốc) là người điều hành cao nhất của tổ chức tín dụng, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
2. Quyền, nghĩa vụ của Tổng giám đốc (Giám đốc)
– Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.
– Quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của tổ chức tín dụng.
– Thiết lập, duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả.
– Lập và trình Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua hoặc để báo cáo cấp có thẩm quyền thông qua báo cáo tài chính. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, số liệu quyết toán và các thông tin tài chính khác.
– Ban hành theo thẩm quyền quy chế, quy định nội bộ; quy trình, thủ tục tác nghiệp để vận hành hệ thống điều hành kinh doanh, hệ thống thông tin báo cáo.
– Báo cáo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Đại hội đồng cổ đông và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động và kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng.
– Quyết định áp dụng biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, sự cố và chịu trách nhiệm về quyết định đó và kịp thời báo cáo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.
– Kiến nghị, đề xuất cơ cấu tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng trình Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông quyết định theo thẩm quyền.
– Đề nghị Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên họp bất thường.
– Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.
– Ký kết hợp đồng nhân danh tổ chức tín dụng theo quy định của Điều lệ và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.
– Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận, xử lý lỗ trong kinh doanh của tổ chức tín dụng.
– Tuyển dụng lao động; quyết định lương, thưởng của người lao động theo thẩm quyền.
– Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
3.Quyền, nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát
– Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát.
– Chuẩn bị chương trình họp của Ban kiểm soát trên cơ sở ý kiến đề xuất của thành viên Ban kiểm soát liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Ban kiểm soát.
– Thay mặt Ban kiểm soát ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban kiểm soát.
– Thay mặt Ban kiểm soát triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường hoặc đề nghị Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên họp bất thường.
– Tham dự cuộc họp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, phát biểu ý kiến nhưng không được biểu quyết.
– Yêu cầu ghi lại ý kiến của mình trong biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên nếu ý kiến của mình khác với nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu, thành viên góp vốn.
– Chuẩn bị kế hoạch làm việc và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban kiểm soát.
– Bảo đảm các thành viên Ban kiểm soát nhận được thông tin đầy đủ, khách quan, chính xác và có đủ thời gian thảo luận các vấn đề mà Ban kiểm soát phải xem xét.
– Giám sát, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ được phân công và quyền, nghĩa vụ của thành viên Ban kiểm soát.
– Ủy quyền cho một thành viên khác của Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ của mình trong thời gian vắng mặt.
– Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
4. Quyền, nghĩa vụ của thành viên Ban kiểm soát
– Tuân thủ quy định của pháp luật, Điều lệ của tổ chức tín dụng và quy định nội bộ của Ban kiểm soát một cách trung thực, cẩn trọng vì lợi ích của tổ chức tín dụng và của cổ đông, thành viên góp vốn, chủ sở hữu.
– Bầu một thành viên Ban kiểm soát làm Trưởng Ban kiểm soát.
– Yêu cầu Trưởng Ban kiểm soát triệu tập Ban kiểm soát họp bất thường.
– Kiểm soát hoạt động kinh doanh, kiểm soát sổ sách kế toán, tài sản, báo cáo tài chính và kiến nghị biện pháp khắc phục.
– Được quyền yêu cầu cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng cung cấp số liệu và giải trình các hoạt động kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ được phân công.
– Báo cáo Trưởng Ban kiểm soát về hoạt động tài chính bất thường và chịu trách nhiệm về đánh giá và kết luận của mình.
– Tham dự cuộc họp của Ban kiểm soát, thảo luận và biểu quyết về vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát, trừ những vấn đề có xung đột lợi ích với thành viên đó.
– Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
>>>Xem thêm Quy định về ban kiểm soát trong tổ chức tín dụng hiện nay
Được nghỉ hưởng chế độ ốm đau trong bao lâu
Được nghỉ hưởng chế độ ốm đau trong bao lâu Tóm tắt câu hỏi: Chào Luật sư! Xin hỏi: Tôi đang làm việc cho một công [...]
Khi chuyển tiền nhầm tài khoản ngân hàng người chuyển tiền cần làm gì?
Trong thời đại phát triển, việc chuyển tiền thanh toán hay vạy nợ giữa các cá nhân trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ [...]