Thời gian, phương pháp trích khấu hao TSCĐ đối với TSCĐ mới phát sinh trong CTCP
Doanh nghiệp tự quyết định thời gian, phương pháp khấu trừ khấu hao TSCĐ theo quy định và phải đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đâu thực hiện. Vậy thời gian, phương pháp trích khấu hao TSCĐ đối với TSCĐ mới phát sinh trong CTCP như thế nào?
Sau đây, LawKey sẽ giải đáp thắc mắc về thời gian, phương pháp trích khấu hao TSCĐ đối với TSCĐ mới phát sinh trong CTCP. Bài viết này hy vọng sẽ giải đáp được phần nào băn khoăn của các doanh nghiệp.
Văn bản pháp luật điều chỉnh thời gian, phương pháp trích khấu hao TSCĐ đối với TSCĐ mới phát sinh trong CTCP
Thời gian, phương pháp trích khấu hao tài sản cố định đối với tài sản cố định mới phát sinh trong CTCP được quy định cụ thể trong các văn bản sau:
- Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Nội dung chi tiết về thời gian, phương pháp trích khấu hao TSCĐ đối với TSCĐ mới phát sinh trong CTCP
Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định (sau đây gọi tắt là TSCĐ).
Thời gian trích khấu hao TSCĐ là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ; và được xác định như sau:
Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC để xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.
Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định được xác định như sau:
Thời gian trích khấu hao của TSCĐ | =
| Giá trị hợp lý của TSCĐ | x
| Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC) |
Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường) |
Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến ) và các trường hợp khác.
Phương pháp trích khấu hao bao gồm: Phương pháp khấu hao đường thẳng; Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh; Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm phải được lựa chọn áp dụng nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ đó.
Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định và hướng dẫn áp dụng, thực hiện theo quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC.
Trước khi đưa bắt đầu trích khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp phải gửi Thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
=> Xem thêm: – Kết cấu và nội dung chủ yếu Bảng tính và phân bổ khấu hao Tài sản cố định
– Phương pháp ghi thẻ tài sản cố định mới nhất
– Phương pháp ghi Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ dụng cụ mới nhất
– Phương pháp ghi Sổ tài sản cố định mới nhất
– Mẫu Sổ tài sản cố định của doanh nghiệp vừa và nhỏ mới nhất
Trên đây là nội dung về thời gian, phương pháp trích khấu hao TSCĐ đối với TSCĐ mới phát sinh trong CTCP. Quý khách hàng có thắc mắc hoặc muốn biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ số điện thoại tổng đài để luật sư, kế toán chúng tôi giải đáp miễn phí.
Những nội dung không bắt buộc có trên hóa đơn GTGT
Trên mỗi hóa đơn giá trị gia tăng, chủ thể phát hành phải đảm bảo các nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật. [...]
Khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh
Quy định về Khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh được hướng dẫn chi tiết [...]