Thời hạn giải quyết tố cáo đối với vụ việc phức tạp là bao lâu?
Thế nào là vụ việc phức tạp? Thời hạn giải quyết tố cáo đối với vụ việc phức tạp là bao lâu? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thế nào là vụ việc phức tạp trong giải quyết tố cáo?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 31/2019/NĐ-CP, vụ việc phức tạp là vụ việc có một trong các tiêu chí sau đây:
- Tố cáo về một nội dung nhưng phải xác minh từ 02 địa điểm trở lên;
- Tố cáo có từ 02 nội dung phải xác minh trở lên;
- Nhiều người tố cáo về cùng một nội dung hoặc nội dung tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người;
- Tố cáo có yếu tố nước ngoài: người tố cáo ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài; hành vi bị tố cáo xảy ra ở nước ngoài; nội dung tố cáo phải xác minh ở nước ngoài;
- Nội dung tố cáo liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức;
- Các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết tố cáo còn ý kiến khác nhau;
- Có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn.
Thời hạn giải quyết tố cáo đối với vụ việc phức tạp là bao lâu?
Thời hạn giải quyết tố cáo đối với vụ việc phức tạp là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo và có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
Khi gia hạn giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
|
(Khoản 1, 2, 4 Điều 30 Luật Tố cáo 2018 và khoản 1 Điều 3 Nghị định 31/2019/NĐ-CP)
Các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo
Cá nhân, tổ chức bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây khi tiến hành hoạt động tố cáo và giải quyết tố cáo:
Cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo.
Thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc giải quyết tố cáo.
Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo.
Làm mất, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu vụ việc tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người tố cáo, người bị tố cáo.
Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.
Can thiệp trái pháp luật, cản trở việc giải quyết tố cáo.
Đe dọa, mua chuộc, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo.
Bao che người bị tố cáo.
Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo.
Mua chuộc, hối lộ, đe dọa, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo.
Lợi dụng quyền tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; gây rối an ninh, trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.
(Điều 8 Luật Tố cáo 2018)
>>Xem thêm: Quy định về sự có mặt của người bào chữa tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự
Trên đây là bài viết về: Thời hạn giải quyết tố cáo đối với vụ việc phức tạp là bao lâu?. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Nội dung chính của hợp đồng trong kinh doanh bất động sản
Nội dung chính của hợp đồng trong kinh doanh bất động sản theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 như [...]
Xác định người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng trong vụ án dân sự
Xác định người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng trong vụ án dân sự như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài [...]