Quy định của pháp luật về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý vi phạm hành chính đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm trong thời hiệu xử lý vi phạm hành chính. Dưới đây là quy định của pháp luật về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính gửi đến bạn đọc.
Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Để xác định thời hiệu làm căn cứ xử phạt, cơ quan có thẩm quyền cần xác định chính xác thời điểm để tính thời hiểu xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể:
Việc xác định thời điểm được quy định như sau:
– Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
– Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Xem thêm: Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đang được áp dụng hiện nay
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện nay
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:
Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế.
Lưu ý:
– Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định trên. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
– Trong thời hạn được quy định trên mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Xem thêm: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đấu thầu
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công đoàn
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn vệ sinh lao động
Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn vệ sinh lao động. CHÍNH PHỦ ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT [...]
- Thông tư 119/2014/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế
- Thông tư 57/2019/TT-BTC hưỡng dẫn cơ chế xử lý rủi ro của Quỹ bảo lãnh tín dụng
- Công văn 1048/BKHCN-PTTTDN Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Thông tư 271/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— [...]