Thu hồi quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Thông tư số 06/2018/TT-BCT ngày 20/04/2018 của Bộ Công thương quy định chi tiết thu hồi quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. chính thức có hiệu lực từ ngày 15/06/2018. Bài viết này sẽ giúp quý bạn đọc tìm hiểu các quy định về thu hồi quyết định miễn trừ được quy định trong thông tư nêu trên.
Các trường hợp thu hồi quyết định miễn trừ
Theo khoản 1 Điều 20 Thông tư số 06/2018/TT-BCT ngày 20/04/2018 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại, có 04 trường hợp sẽ bị thu hồi quyết định miễn trừ. Các trường hợp đó là:
Thứ nhất, hàng hóa nhập khẩu được miễn trừ được sử dụng sai mục đích
Đây là trường hợp bị thu hồi quyết định miễn trừ do tổ chức, cá nhân sử dụng hàng nhập khẩu miễn trừ sai mục đích. Có thể hiểu rằng đây hành vi sử dụng hàng nhập khẩu không đúng với mục đích đã được cấp phép trước đó. Do vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thu hồi quyết định miễn trừ đối với những hàng hóa nhập khẩu được miễn trừ được sử dụng sai mục đích.
Thứ hai, gian lận trong việc đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Không phải loại hàng hóa nhập nào cũng được phép miễn trừ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, do đó, để đạt được lợi ích của mình, một số cá nhân tổ chức sẽ gian lận trong việc thực hiện hồ sơ đề nghị miễn trừ… Để có được quyết định miễn trừ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với trường hợp này, khi phát hiện ra hành vi gian lận, cơ quan nhà nước sẽ tiến hành thu hồi ngay lập tức quyết định miễn trừ đã ban hành.
Xem thêm: Hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng phòng vệ thương mại
Thứ ba, không tuân thủ các quy định, điều kiện, nghĩa vụ tại quyết định miễn trừ
Nội dung quyết định miễn trừ bao gồm:
“1. Tên của tổ chức, cá nhân được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
2. Mô tả hàng hóa nhập khẩu được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
3. Khối lượng, số lượng hàng hóa nhập khẩu được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
4. Thời hạn miễn trừ, điều kiện và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.”
Như vậy, trong trường hợp các cá nhân, tổ chức không thực hiện đúng theo các điều kiện và nghĩa vụ của mình được quy định cụ thể trong quyết định miễn trừ thì sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thu hồi quyết định miễn trừ đã ban hành.
Thứ tư, điều kiện được miễn trừ không còn
Theo quy định của pháp luật, Bộ Công Thương xem xét không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thông qua việc miễn trừ đối với một số loại hàng hóa trên nguyên tắc không làm giảm hiệu quả tổng thể của biện pháp phòng vệ thương mại. Cụ thể, hàng hóa không còn thuộc thuộc phạm vi miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được quy định tại khoản 1 Điều 9 thông tư 06/2018/TT-BTC thì sẽ bị thu hồi quyết định miễn trừ đã ban hành ra trước đó.
Chủ thể có thẩm quyền quyết định thu hồi quyết định miễn trừ
Chủ thể có thẩm quyền thu hồi quyết định miễn trừ là Bộ trưởng Bộ Công thương. Cụ thể Bộ trưởng Bộ Công Thương thu hồi quyết định miễn trừ đã được ban hành trong các trường hợp đã phân tích ở mục 1.
Hậu quả của việc bị thu hồi quyết định miễn trừ
Sau khi bị Bộ trưởng Bộ công thương thu hồi quyết định miễn trừ, các tổ chức, cá nhân bị thu hồi quyết định miễn trừ phải thực hiện việc nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những quy định của pháp luật về về “Thu hồi quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại” Lawkey gửi đến bạn đọc!
Cổ phiếu phổ thông là gì?
Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu bắt buộc phải có của công ty cổ phần. Vậy cổ phiếu phổ thông là gì? Có ưu điểm [...]
Thi có giải là gì? theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Thi có giải là gì? Bộ luật dân sự 2015 quy định về thi có giải như thế nào? Bên tổ chức cuộc thi có nghĩa vụ gì đối [...]