Thu hồi tài sản công khi CQNN được giao quản lý, sử dụng không tự nguyện trả lại tài sản cho NN
Việc thu hồi tài sản công khi cơ quan Nhà nước được giao quản lý, sử dụng không tự nguyện trả lại tài sản cho Nhà nước được quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này của Luật Lawkey nhé.
Trường hợp áp dụng
Tài sản công bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
– Trụ sở làm việc không sử dụng liên tục quá 12 tháng;
– Được Nhà nước giao trụ sở mới hoặc đầu tư xây dựng trụ sở khác để thay thế;
– Tài sản được sử dụng không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn;
– Chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định;
– Tài sản đã được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng, khai thác không hiệu quả hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi chức năng, nhiệm vụ;
– Phải thay thế do yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công
Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công được quy định tại Điều 17 Nghị định 151/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
– Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thu hồi:
- Trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý;
- Tài sản không phải là trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý phải thu hồi nhưng bộ, cơ quan trung ương không thu hồi;
- Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc địa phương quản lý phải thu hồi nhưng địa phương không thu hồi.
– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thu hồi đối với tài sản công không phải là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
– HĐND cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
– Trường hợp phát hiện tài sản công do cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý trên địa bàn địa phương bị sử dụng sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, cho thuê hoặc thực hiện các hoạt động khác không đúng quy định mà phải thu hồi, Chủ tịch UBND cấp tỉnh kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định thu hồi theo thẩm quyền.
Trình tự, thủ tục thu hồi tài sản công
Khoản 2 Điều 18 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định:
Quyết định thu hồi tài sản
– Cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan quản lý nhà nước khác khi phát hiện tài sản công thuộc các trường hợp thu hồi có văn bản kiến nghị và chuyển hồ sơ (nếu có) đến cơ quan, người có thẩm quyền thu hồi tài sản để xem xét, quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật.
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị và hồ sơ (nếu có), cơ quan, người có thẩm quyền thu hồi tài sản có trách nhiệm kiểm tra, xác minh việc quản lý, sử dụng tài sản công theo kiến nghị.
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra, xác minh, cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định thu hồi tài sản nếu tài sản thuộc trường hợp phải thu hồi theo quy định.
Trường hợp qua kiểm tra, xác minh, tài sản không thuộc trường hợp phải thu hồi theo quy định của pháp luật, cơ quan, người có thẩm quyền thu hồi tài sản có văn bản thông báo đến cơ quan đã kiến nghị được biết.
Trình tự, thủ tục thu hồi và việc khai thác, xử lý tài sản sau khi thu hồi
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản bị thu hồi thực hiện bàn giao đầy đủ tài sản và các hồ sơ có liên quan đến tài sản cho cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công.
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tiếp nhận tài sản bị thu hồi, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công có trách nhiệm lập phương án xử lý hoặc lập phương án khai thác, trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Căn cứ quyết định phương án xử lý, phương án khai thác tài sản thu hồi của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung bài viết Thu hồi tài sản công khi CQNN được giao quản lý, sử dụng không tự nguyện trả lại tài sản cho NN. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết liên hệ LawKey để được tư vấn, giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm:
Thu hồi tài sản công khi CQNN được giao quản lý, sử dụng tự nguyện trả lại tài sản cho NN
Trình tự tổ chức thực hiện kê khai giá theo quy định hiện nay
Đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ thì việc kê khai giá là rất quan trọng. Dưới đây là trình tự tổ chức thực [...]
Một số quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ là gì? Một số quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ mà các bạn cần chú ý được thể [...]