Thủ tục bổ nhiệm giám định viên pháp y theo quy định hiện nay
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y là gì? Thủ tục bổ nhiệm giám định viên pháp y theo quy định hiện nay được thực hiện như thế nào?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y
Căn cư theo quy định tại Điều 7 Luật giám định tư pháp 2012 và Điều 2 Thông tư 02/2014/TT-BYT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 06/2019/TT-BYT, người được bổ nhiệm giám định viên pháp y phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
– Đối với giám định viên pháp y phải là bác sỹ, dược sỹ đại học hoặc tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành khác phù hợp với lĩnh vực giám định pháp y;
– Có thời gian làm việc theo đúng chuyên ngành được đào tạo tại cơ sở y tế từ đủ 05 năm trở lên. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y là người trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn phải từ đủ 03 năm trở lên;
Bên cạnh đó, người được bổ nhiệm giám định viên pháp ý không được thuộc các trường hợp sau:
– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
– Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Xem thêm: Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp mới nhất
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên pháp y
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2014/TT-BYT, việc bổ nhiệm giám định viên pháp y được thực hiện theo thủ tục sau:
Bổ nhiệm giám định viên pháp y | Thủ tục thực hiện |
Tại Trung ương | Bước 1: Chuẩn bị hồ sơBộ Quốc phòng, Bộ Công an, Viện Pháp y Quốc gia xem xét, lựa chọn, hoàn thiện hồ sơ để tổng hợp gửi Bộ Y tế. Hồ sơ bao gồm: -Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần và danh sách trích ngang theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này; -Bản sao chứng thực các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y; -Bản sơ yếu lý lịch tự thuật theo mẫu, có dán ảnh màu 4cm x 6cm chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 06 tháng, đóng dấu giáp lai và xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; -Phiếu lý lịch tư pháp; -Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc. Bước 2: Xử lý hồ sơVụ Tổ chức cán bộ – Bộ Y tế có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp pháp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Vụ Tổ chức cán bộ có văn bản hướng dẫn cơ quan, đơn vị, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ. Bước 3: Bổ nhiệm giám định viên pháp yTrong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp pháp, Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ Pháp chế thẩm định hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, trình Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định bổ nhiệm giám định viên pháp y. Trường hợp không bổ nhiệm thì Bộ Y tế phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày bổ nhiệm giám định viên, Bộ Y tế có trách nhiệm lập, đăng tải danh sách giám định viên pháp y đã được bổ nhiệm trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung về giám định viên tư pháp. |
Tại địa phương | Bước 1: Chuẩn bị hồ sơCông an cấp tỉnh, Trung tâm pháp y tỉnh xem xét, lựa chọn, hoàn thiện hồ sơ để tổng hợp gửi về Sở Y tế. Hồ sơ được chuẩn bị như đối với bổ nhiệm giám định viên pháp y tại Trung ương. Bước 2: Xử lý hồ sơSở Y tế có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp pháp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Y tế có văn bản hướng dẫn đơn vị hoặc cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ. Bước 3: Bổ nhiệm giám định viên pháp yTrong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp pháp, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp thẩm định hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định bổ nhiệm giám định viên pháp y. Trường hợp không bổ nhiệm thì Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày bổ nhiệm giám định viên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập, đăng tải danh sách giám định viên pháp y đã được bổ nhiệm trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung về giám định viên tư pháp. |
Xem thêm: Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo quy định hiện nay
Bổ nhiệm giám định viên tư pháp nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Điều kiện thành lập tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định hiện nay
Điều kiện thành lập tổ chức khoa học và công nghệ là gì? Cá nhân, tổ chức muốn thành lập tổ chức khoa học và công [...]
Ý nghĩa của giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự
Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt được quy định cụ thể tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Dưới đây là một [...]