Thủ tục công nhận cơ sở được thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm
Hồ sơ, thủ tục công nhận cơ sở được thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm được quy định như thế nào? Thẩm quyền công nhận thuộc về cơ quan nào?
Hồ sơ đề nghị
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 10/2015/NĐ-CP, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:
– Công văn đề nghị thẩm định theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này;
– Bản kê khai nhân sự, trang thiết bị, sơ đồ mặt bằng của đơn vị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
– Bản sao hợp pháp văn bằng hoặc chứng chỉ hoặc chứng nhận đã được đào tạo về kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm do cơ sở đào tạo trong nước hoặc nước ngoài cấp;
– Bản xác nhận cán bộ trực tiếp thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã thực hiện ít nhất 20 chu kỳ điều trị vô sinh bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
– Bản sao hợp pháp giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chứng chỉ hành nghề của người thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
Xem thêm: Quy định về thủ tục mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Quyền và nghĩa vụ các bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Thủ tục thực hiện
Việc công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định trên.
Hồ sơ lập thành 01 (một) bộ và gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế phải xem xét hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Bộ Y tế phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do tới cơ sở đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm để hoàn chỉnh hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế phải thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở đề nghị công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Bước 3: Thẩm định và ra quyết định
Đoàn thẩm định do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập.
Việc thẩm định được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đề nghị công nhận và về các nội dung sau đây:
– Kiểm tra kỹ năng thực hành, văn bằng, chứng chỉ, trình độ chuyên môn của nhân viên tại đơn nguyên thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và các phòng chuyên môn khác có liên quan đến việc thực hiện các kỹ thuật này;
– Kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự theo quy định.
Việc thẩm định phải được lập biên bản và trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thẩm định, Trưởng Đoàn thẩm định phải trình Bộ trưởng Bộ Y tế Biên bản thẩm định và dự thảo quyết định công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Biên bản thẩm định và dự thảo quyết định, Bộ trưởng Bộ Y tế phải ra quyết định công nhận cơ sở khám bệnh chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Xem thêm: Điều kiện kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài
Những vấn đề cần lưu ý về trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài theo [...]
Quy định về việc Mang thai hộ
Mang thai hộ mục đích nhân đạo là hành vi được pháp luật cho phép, điều này đã giúp rất nhiều bà mẹ không có khả [...]