Thủ tục đặt in hóa đơn mới nhất theo quy định
Hóa đơn đặt in là gì? Thủ tục đặt in hóa đơn như thế nào? Là những quy định căn bản mà doanh nghiệp phải nắm được để tránh sai sót khi thực hiện đặt in hóa đơn.
Mỗi ngày LawKey nhận được hàng loạt những câu hỏi từ các doanh nghiệp về thủ tục đặt in hóa đơn. Bài viết này hy vọng sẽ giải đáp được phần nào băn khoăn của các doanh nghiệp.
Hóa đơn đặt in là gì?
Chúng ta cùng tìm hiểu hóa đơn đặt in và những đối tượng được phép tạo hóa đơn đặt in theo quy định của pháp luật.
Khái niệm Hóa đơn đặt in
Khoản 2 Điều 4 Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 04/2014/NĐ-CP thì hình thức của hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được quy định cụ thể như sau:
Các hình thức của hóa đơn gồm: hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử, hóa đơn đặt in. Trong đó hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, cá nhân.
Tổ chức có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau theo quy định về nguyên tắc tạo hóa đơn tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và Thông tư 39/2014/TT-BTC.
>> Xem thêm: Tìm hiểu về hóa đơn giá trị gia tăng
Những đối tượng được phép tạo hóa đơn đặt in
Tổ chức có hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có mã số thuế được đặt in hóa đơn để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh và các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Hóa đơn đặt in được in ra dưới dạng mẫu in sẵn phải có các tiêu thức đảm bảo khi lập hóa đơn có đầy đủ nội dung bắt buộc. Đối tượng được tạo hóa đơn đặt in tự quyết định mẫu hóa đơn đặt in.
Tổ chức kinh doanh đặt in hóa đơn phải in sẵn tên, mã số thuế vào tiêu thức “tên, mã số thuế người bán” trên tờ hóa đơn.
Trường hợp tổ chức kinh doanh đặt in hóa đơn cho các đơn vị trực thuộc thì tên tổ chức kinh doanh phải được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn. Các đơn vị trực thuộc đóng dấu hoặc ghi tên, mã số thuế, địa chỉ vào tiêu thức “tên, mã số thuế, địa chỉ người bán hàng” để sử dụng.
Đối với hóa đơn do Cục Thuế đặt in, tên Cục Thuế được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn.
Thủ tục đặt in hóa đơn
Để đặt in được hóa đơn tránh sai sót, chúng ta cần nắm vũng các bước thực hiện đặt in hóa đơn lần đầu, hồ sơ đặt in hóa đơn.
Trình tự các bước thực hiện đặt in hóa đơn lần đầu
Bước 1: Người nộp thuế phải nộp Hồ sơ đặt in gửi đến Cơ quan Thuế trực tiếp quản lý của Doanh nghiệp
Bước 2: Cơ Quan Thuế tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Kiểm tra trụ sở làm việc
Trong vòng 02 ngày từ thời điểm nộp Hồ sơ Đề nghị đặt in hóa đơn, Cán bộ Thuế sẽ đến trụ sở Công ty để kiểm tra tình hình hoạt động thực tế.
Bước 4: Nhận kết quả đặt in
Sau khi kiểm tra hồ sơ và xem xét tình hình hoạt động thực tế của Công ty, Cơ quan Thuế sẽ ra Thông báo về việc Doanh nghiệp đủ điều kiện hay không đủ điều kiện đặt in hóa đơn.
Bước 5: Liên hệ Nhà in để ký hợp đồng in hóa đơn và in hóa đơn
Bước 6: Thanh lý hợp đồng in
Bước 7: Làm thủ tục phát hành hóa đơn trước khi sử dụng
Trong vòng 02 ngày trước khi sử dụng hóa đơn GTGT, các bạn phải làm thông báo phát hành hóa đơn gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Hồ sơ đặt in hóa đơn lần đầu:
Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mới được đặt in hóa đơn.
– Văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in.
– Giấy ủy quyền (Nếu người nộp Hồ sơ không phải là Giám Đốc).
– Giấy CMND bản gốc của người được ủy quyền để đối chiếu.
Trên đây là bài viết hướng dẫn thủ tục đặt in hóa đơn giá trị gia tăng gửi bạn đọc. Còn chỗ nào chưa rõ, kính mời bạn đọc liên hệ tới tổng đài tư vấn để được tư vấn miễn phí chi tiết hơn.
>> Xem thêm:
Quy định xuất hoá đơn điện tử khi bán lẻ xăng dầu
Xuất hoá đơn điện tử khi bán lẻ xăng dầu được quy định cụ thể ra sao? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới [...]
Khai thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
Quy định về Khai thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán được hướng dẫn chi tiết tại Điều [...]