Thủ tục hoàn thuế GTGT
Trong một số trường hợp, tổ chức kinh doanh có thể được hoàn thuế GTGT theo quy định của pháp luật. Để được hoàn thuế, các đối tượng cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục hoàn thuế GTGT. Thông tư 99/2016/TT-BTC quy định cụ thể qua các bước sau:
1. Lập và gửi hồ sơ hoàn thuế
1.1. Hồ sơ hoàn thuế
Hồ sơ hoàn thuế đối với mỗi trường hợp cụ thể sẽ bao gồm các loại giấy tờ khác nhua. Khoản 1 Điều 10 Thông tư 99/2016/TT-BTC quy định hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
- Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước (mẫu 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC).
- Các tài liệu khác theo quy định tại các Điều từ Điều 50 đến Điều 56 (trừ Điều 53) Thông tư 156/2013/TT-BTC.
Xem thêm: Hồ sơ hoàn thuế GTGT
1.2. Gửi hồ sơ hoàn thuế
Người nộp thuế được gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc gửi qua đường bưu chính. Cụ thể:
- Người nộp thuế gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế kể từ thời Điểm cơ quan thuế chấp nhận giao dịch hoàn thuế điện tử theo quy định tại Thông tư số 110/2015/TT-BTC.
- Người nộp thuế gửi trực tiếp hồ sơ hoàn thuế bằng giấy hoặc gửi qua đường bưu chính đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế.
2. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
2.1. Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan thuế có thẩm quyền chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế.
Thời điểm tiếp nhận hồ sơ được quy định như sau;
- Đối với hồ sơ hoàn thuế điện tử: là ngày ghi trên Thông báo xác nhận nộp hồ sơ hoàn thuế điện tử
- Đối với hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế là ngày nộp hồ sơ hoàn thuế được công chức quản lý thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận các tài liệu trong hồ sơ.
- Đối với hóa đơn gửi qua đường bưu chính là ngày nộp hồ sơ hoàn thuế được công chức quản lý thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
2.2. Xử lý hồ sơ
Sau khi tiếp nhận, cơ quan thuế sẽ tiến hành các công việc sau:
- Phân loại hồ sơ hoàn thuế: Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau theo quy định tại Điều 12 Thông tư 99/2016/TT-BTC.
- Xác định số thuế GTGT được hoàn của người nộp thuế.
- Xác định số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ được bù trừ với số tiền thuế giá trị gia tăng được hoàn.
- Đề xuất hoàn thuế.
3. Giải quyết hoàn thuế
Cơ quan thuế tiến hành giải quyết việc hoàn thuế GTGT cho người nộp thuế. Các công việc cần được thực hiện bao gồm:
- Thẩm định hồ sơ hoàn thuế;
- Giám sát hồ sơ hoàn thuế;
- Ban hành quyết định hoàn thuế;
- Chi hoàn thuế cho người nộp thuế;
- Công khai thông tin giải quyết hoàn thuế.
4. Kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế đối với người nộp thuế
- Cơ quan thuế lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế và thực hiện kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế theo quy định của Khoản 18 Điều 1 Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13.
- Cơ quan thuế căn cứ kết quả đánh giá rủi ro quy định tại Điều 6 Thông tư này, lựa chọn hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau có dấu hiệu rủi ro cao để bổ sung kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế trong năm và thực hiện kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế đảm bảo theo đúng thời hạn được quy định tại khoản 18 Điều 1 Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13.
- Căn cứ kết quả kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế tại trụ sở người nộp thuế, trường hợp phát hiện số thuế đã hoàn chưa đúng quy định, cơ quan thuế ban hành Quyết định để thu hồi số tiền thuế đã hoàn cho người nộp thuế, xử phạt vi phạm, tính tiền chậm nộp theo quy định.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục hoàn thuế GTGT” gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc được cung cấp các dịch vụ kế toán thuế.
Hướng dẫn đăng ký mã số thuế nhà thầu nước ngoài
Thuế nhà thầu là loại thuế không phổ biến tại Việt Nam, đây là loại thuế đánh trên thu nhập từ việc cung ứng dịch [...]
Những nguyên tắc lập hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh đối với chủ thể kinh doanh vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, [...]