Thủ tục kiểm tra và xác định trước xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
THỦ TỤC KIỂM TRA VÀ XÁC ĐỊNH TRƯỚC XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Theo quy định của pháp luật, người khai hải quan có quyền đề nghị cơ quan hải quan thực hiện thủ tục kiểm tra và xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý bạn đọc các quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục kiểm tra và xác định trước xuất xứ hàng hóa.
- Trình tự thực hiện.
* Đối với tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa: Tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan hải quan xác định trước xuất xứ đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu và cung cấp thông tin, chứng từ, hồ sơ cần thiết liên quan đến việc xác định trước.
* Đối với cơ quan hải quan.
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ. Công chức được phân công xử lý tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Hồ sơ đề nghị xác nhận trước xuất xứ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC).
Bước 2: Xử lý hồ sơ.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đủ điều kiện: trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức xử lý đề xuất, trình lãnh đạo Tổng cục Hải quan ban hành văn bản từ chối xác định trước xuất xứ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức xử lý đề xuất, trình lãnh đạo Tổng cục Hải quan ban hành văn bản đề nghị người khai hải quan nộp bổ sung hồ sơ.
Đối với hồ sơ đã hợp lệ, công chức tiến hành kiểm tra, xác định xuất xứ theo quy định của pháp luật.
Bước 3:Ban hành văn bản Thông báo kết quả xác định trước xuất xứ. Mẫu Thông báo kết quả xác định trước xuất xứ (Mẫu 01/XĐTXX/2015) được ban hành kèm theo Quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Ban hành kèm theo Quyết định số 4286/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2015 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan).
Bước 4:Cập nhật trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan. Thông báo kết quả xác định trước xuất xứ được gửi tới Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan để cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan
- Cách thức thực hiện:
Tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan hải quan xác định trước xuất xứ đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu nộp hồ sơ đến cơ quan hải quan.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Theo quy định của pháp luật hiện nay, cá nhân, tổ chức có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thì phải nộp một bộ hồ sơ xác định trước xuất xứ cho cơ quan hải quan.
* Thành phần hồ sơ: hồ sơ xác định trước xuất xứ được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số 38/2017/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo quy định thì một bộ hồ sơ xác định trước xuất xứ phải có các giấy tờ, chứng từ sau đây:
– Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hoá nhập khẩu theo mẫu số 01/XĐTXX/GSQL ban hành kèm Phụ lục V Thông tư 38/2017/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ tài chính. Số lượng 01 bản chính.
– Bản kê các nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra hàng hoá gồm các thông tin như: tên hàng, mã số hàng hóa, xuất xứ nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm, giá CIF hoặc giá tương đương của nguyên vật liệu do nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu cung cấp. Số lượng 01 bản chính.
– Bản mô tả sơ bộ quy trình sản xuất ra hàng hoá hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần do nhà sản xuất cấp. Số lượng 01 bản chụp.
– Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa. Số lượng 01 bản chụp.
Thời hạn giải quyết.
Trường hợp thông thường: trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, công chức xử lý đề xuất lãnh đạo Tổng cục ban hành văn bản gửi người khai hải quan thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp phức tạp, cần xác minh: trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công chức xử lý đề xuất lãnh đạo Tổng cục ban hành văn bản gửi người khai hải quan thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa.
Trên đây là những quy định của pháp luật về thủ tục kiểm tra và xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Lawkey gửi đến bạn đọc!
Chủ thể của hợp đồng vận chuyển tài sản theo quy định của pháp luật
Chủ thể của hợp đồng vận chuyển tài sản gồm những ai? Pháp luật dân sự quy định các chủ thể này có quyền và nghĩa [...]
Giao dịch dân sự của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Giao dịch dân sự của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được quy định thế nào? Pháp luật dân sự cho phép [...]