Thủ tục thành lập văn phòng giám định tư pháp hiện nay
Điều kiện thành lập văn phòng giám định tư pháp là gì? Thủ tục thành lập văn phòng giám định tư pháp hiện nay được thực hiện như thế nào?
Điều kiện thành lập văn phòng giám định tư pháp
Văn phòng giám định tư pháp là tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập, được thành lập trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả.
Văn phòng giám định tư pháp do 01 giám định viên tư pháp thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng giám định tư pháp do 02 giám định viên tư pháp trở lên thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.
Giám định viên tư pháp được thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 15 Luật giám định tư pháp 2012 như sau:
– Có từ đủ 05 năm trở lên là giám định viên tư pháp trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng;
– Có Đề án thành lập theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật này.
Lưu ý: Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng không được thành lập Văn phòng giám định tư pháp.
Xem thêm: Các tổ chức giám định tư pháp công lập theo quy định hiện nay
Thủ tục thành lập văn phòng giám định tư pháp
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở hoạt động xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp theo quy định tại Điều 16 Luật giám định tư pháp 2012 như sau:
Bước 1: Chuẩn bị, nộp hồ sơ
Giám định viên tư pháp xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp gửi hồ sơ xin phép thành lập đến Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:
– Đơn xin phép thành lập;
– Bản sao Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp;
– Dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp;
– Đề án thành lập Văn phòng giám định tư pháp phải nêu rõ mục đích thành lập; dự kiến về tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định theo quy định của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định và kế hoạch triển khai thực hiện.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, thẩm định hồ sơ xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp, thống nhất ý kiến với người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp trình hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp. Trường hợp không cho phép thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Đăng ký hoạt động
Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập, Văn phòng giám định tư pháp đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp.
Hồ sơ đăng ký hoạt động bao gồm:
– Đơn đề nghị đăng ký hoạt động;
– Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp;
– Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện bảo đảm hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp theo Đề án thành lập;
– Bản sao quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện theo Đề án thành lập và cấp Giấy đăng ký hoạt động; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập.
Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp mới nhất
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo quy định hiện nay
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục thành lập văn phòng giám định tư pháp hiện nay” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Sinh viên đi học có phải đăng ký tạm trú không?
Sinh viên đi học đại học thuê trọ ở thì có phải đăng ký tạm trú hay không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới [...]
Hủy giá trị hộ chiếu đối với người được thôi quốc tịch Việt Nam
Các trường hợp nào bị thu hồi, hủy giá trị hộ chiếu? Trường hợp hủy giá trị hộ chiếu đối với người được thôi [...]
- Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định mới nhất
- Nghị định 82/2015/NĐ-CP quy định về việc miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam
- Thủ tục bổ nhiệm giám định viên pháp y theo quy định hiện nay