Thực hiện trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu như thế nào?
Chủ đầu tư thực hiện việc trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu như thế nào? Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định ra sao?
Trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định tại Điều 36 Luật đấu thầu 2013.
Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án, trường hợp xác định được chủ đầu tư thì đơn vị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu chủ đầu tư để xem xét, phê duyệt.
Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu đơn vị mình để xem xét, phê duyệt.
Xem thêm: Quy định về căn cứ và nội dung lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Các phương thức lựa chọn nhà thầu theo quy định hiện nay
Văn bản thực hiện trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT, văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập theo Mẫu số 1 kèm theo Thông tư này, trong đó bao gồm các nội dung sau:
– Phần công việc đã thực hiện bao gồm nội dung công việc liên quan đến chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;
– Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu;
– Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu cũng như phần giải trình về các nội dung đó. Đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi và loại hợp đồng trọn gói không phải giải trình lý do áp dụng;
– Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có): trường hợp tại thời điểm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự án có những phần công việc chưa đủ điều kiện để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì cần nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này;
– Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định trên. Tổng giá trị của phần này không được vượt tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt;
– Kiến nghị.
Lưu ý:
Khi trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Thực hiện việc trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu như thế nào?” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Xem thêm: Tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì?
Chữ ký điện tử theo quy định pháp luật là gì?
Chữ ký điện tử là thông tin đi kèm theo dữ liệu ( văn bản, hình ảnh, video …) nhằm mục đích xác định người chủ [...]
Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ , Nghị định 86/2014/NDD-CP doanh [...]