Tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật
Những tổ chức dịch vụ việc làm không chỉ tư vấn và giúp đỡ những người lao động tìm kiếm việc làm mà còn thực hiện nhiều hoạt động khác. Hãy cùng LawKey tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của dịch vụ việc làm ở bài viết dưới đây.
Khái niệm dịch vụ việc làm
Theo quy định tại Điều 36 Luật việc làm 2013 thì dịch vụ việc làm (DVVL) bao gồm những hoạt động sau:
Tư vấn, giới thiệu việc làm; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động.
Các tổ chức hoạt động DVVL bao gồm:
+ Trung tâm dịch vụ việc làm
+ Doanh nghiệp hoạt động DVVL.
Trung tâm dịch vụ việc làm
Tổ chức
Trung tâm DVVL là đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm:
+ Trung tâm DVVL do cơ quan quản lý nhà nước thành lập;
+ Trung tâm DVVL do tổ chức chính trị – xã hội thành lập.
Trung tâm DVVL được thành lập phải phù hợp với quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực theo quy định.
Nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm
Điều 38 Luật việc làm 2013 quy định về những nhiệm vụ của trung tâm DVVLnhư sau:
+ Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và cung cấp thông tin thị trường lao động miễn phí;
+ Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Thu thập thông tin thị trường lao động;
+ Phân tích và dự báo thị trường lao động;
+ Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm;
+ Đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật;
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
Tổ chức
Doanh nghiệp hoạt động DVVL là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh cấp (Chương III Nghị định 23/2021/NĐ-CP)
Doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động DVVL khi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và tiền ký quỹ.
Doanh nghiệp hoạt động DVVL được thành lập chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm.
Doanh nghiệp hoạt động DVVL được thu phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
Nhiệm vụ của doanh nghiệp dịch vụ việc làm
Điều 40 Luật việc làm 2013 quy định về những nhiệm vụ của doanh nghiệp hoạt động DVVL như sau:
+ Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
+ Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
+ Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
+ Phân tích và dự báo thị trường lao động.
+ Đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
Trên đây là nội dung bài viết tổ chức và hoạt động DVVL theo quy định của pháp luật. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết.
Những quy định cần lưu ý về tai nạn lao động
Những quy định cần lưu ý về tai nạn lao động Mỗi một công việc tiềm tàng những rủi ro mà không báo trước, dù không [...]
Quy định về thực hiện cấp sổ bảo hiểm xã hội bằng bản điện tử
Thực hiện cấp sổ bảo hiểm xã hội bằng bản điện tử chậm nhất từ ngày 01/01/2026 được quy định tại Luật Bảo hiểm [...]