Một số quy định mới nhất về tổng giám đốc nhà xuất bản
Nhà xuất bản khi thành lập phải có người đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm tổng giám đốc nhà xuất bản. Dưới đây là một số quy định mới nhất về tổng giám đốc nhà xuất bản.
Tiêu chuẩn đối với tổng giám đốc nhà xuất bản
Để được bổ nhiệm tổng giám đốc nhà xuất bản, người đó phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật xuất bản 2012, bao gồm:
– Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
– Có trình độ đại học trở lên;
– Có ít nhất 03 năm là một trong các công việc biên tập, quản lý xuất bản hoặc báo chí, quản lý tại cơ quan chủ quản nhà xuất bản;
– Các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Để thành lập nhà xuất bản cần đáp ứng các điều kiện nào?
Trình tự cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản theo quy định hiện nay
Nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc nhà xuất bản
Khi được giữ chức danh tổng giám đốc nhà xuất bản, người này sẽ có được những nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật xuất bản 2012.
Về nhiệm vụ
Tổng giám đốc nhà xuất bản có nhiệm vụ:
– Điều hành hoạt động của nhà xuất bản đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ ghi trong giấy phép và quyết định thành lập nhà xuất bản;
– Xây dựng bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà xuất bản;
– Tổ chức thực hiện việc đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 22 của Luật này;
– Tổ chức thẩm định tác phẩm, tài liệu quy định tại Điều 24 của Luật này và tác phẩm, tài liệu khác khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;
– Thực hiện việc báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;
– Bảo đảm không để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
– Quản lý tài sản và cơ sở vật chất của nhà xuất bản;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan chủ quản về xuất bản phẩm và mọi hoạt động của nhà xuất bản;
– Tổ chức việc lưu trữ hồ sơ biên tập bản thảo và tài liệu có liên quan của từng xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật.
Về quyền hạn
Tổng giám đốc nhà xuất bản có các quyền sau:
– Ký hợp đồng liên kết xuất bản trước khi ký quyết định xuất bản;
– Ký duyệt bản thảo hoàn chỉnh trước khi đưa in;
– Ký quyết định xuất bản đối với từng xuất bản phẩm đúng ới giấy xác nhận đăng ký xuất bản, kể cả việc in tăng số lượng;
– Ký quyết định phát hành xuất bản phẩm;
– Định giá, điều chỉnh giá bán lẻ xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Xem thêm: Đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép thành lập nhà xuất bản
Trình tự cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản hiện nay
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Một số quy định mới nhất về tổng giám đốc nhà xuất bản” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật theo quy định hiện nay
Trong phương thức một giai đoạn hai gói hồ sơ thì việc đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật theo quy định của pháp [...]
Điều kiện kinh doanh bất động sản mới nhất hiện nay
Kinh doanh bất động sản là một loại hình kinh doanh có điều kiện theo quy định pháp luật. Tuy nhiên không phải quý doanh [...]