Tổng hợp vi phạm quy định về hoạt động in theo quy định hiện hành
Một trong những hoạt động báo chí, xuất bản có nhiều hành vi vi phạm đó chính là hoạt động in. Dưới đây là tổng hợp vi phạm quy định về hoạt động in theo quy định hiện hành.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định 159/2013/NĐ-CP, đối với một trong các hành vi sau đây thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng:
– Không lập hoặc không ghi đầy đủ thông tin trong sổ ghi chép, quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in và gia công sau in theo quy định;
– Không lưu giữ, quản lý hồ sơ nhận in xuất bản phẩm, sản phẩm in không phải xuất bản phẩm theo quy định;
– Không làm thủ tục đề nghị cấp đổi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ, thành lập chi nhánh, chia tách hoặc sáp nhập cơ sở in xuất bản phẩm.
Xem thêm: Xử phạt vi phạm quy định về liên kế trong hoạt động xuất bản
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 159/2013/NĐ-CP sau đây thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
– Ký hợp đồng in nhưng số lượng xuất bản phẩm thể hiện trong hợp đồng vượt quá so với quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản;
– Sử dụng máy photocopy và các thiết bị in khác để nhân bản trái phép báo chí, xuất bản phẩm nhằm mục đích kinh doanh hoặc lưu hành rộng rãi;
– In vàng mã nhưng không có giấy xác nhận đăng ký của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về loại vàng mã được in;
– Sửa chữa, tẩy xóa giấy phép hoạt động in;
– In sản phẩm không phải là xuất bản phẩm nhưng cơ sở in không đủ điều kiện hoạt động theo quy định.
Ngoài việc bị phạt tiền, đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa giấy phép hoạt động in hoặc in sản phẩm khi cơ sở không đủ điều kiện hoạt động thì bị tịch thu các tang vật, phương tiện vi phạm, thu hồi giấy phép hoạt động, trường hợp cần thiết thì bị tiêu hủy theo quy định.
Xem thêm: Xử phạt vi phạm quy định về nội dung xuất bản phẩm
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
Đối với một trong các hành vi sau đây thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:
– In xuất bản phẩm không đúng nội dung bản thảo đã được tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký duyệt hoặc không đúng nội dung bản thảo đã được cấp giấy phép xuất bản;
– In không đúng với bản mẫu, bản thảo đặt in đối với sản phẩm không phải là xuất bản phẩm;
– Chuyển nhượng giấy phép hoạt động in dưới mọi hình thức.
Ngoài việc bị phạt tiền, tùy vào từng hành vi vi phạm mà có thể bị tịch thu và tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm.
Xem thêm: Một số vi phạm liên quan đến quy định về sản phẩm báo chí
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
Khoản 4 Điều 24 Nghị định 159/2013/NĐ-CP có quy định mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng áp dụng đối với một trong các hành vi sau đây:
– In xuất bản phẩm, báo chí, tem chống giả nhưng cơ sở in không đủ điều kiện hoạt động theo quy định;
– In xuất bản phẩm không đúng với quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản;
– Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động in do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Ngoài việc bị phạt tiền, tùy vào từng hành vi vi phạm mà có thể bị tịch thu và tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm.
Xem thêm: Vi phạm quy định về cung cấp và sử dụng thông tin của cơ quan báo chí
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Đối với một trong các hành vi sau đây thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
– In xuất bản phẩm, báo chí, tem chống giả và sản phẩm không phải là xuất bản phẩm nhưng không có hợp đồng in;
– Ký hợp đồng in không đúng đối tượng theo quy định hoặc không đúng nội dung quyết định xuất bản hoặc không đúng giấy phép xuất bản.
Ngoài việc bị phạt tiền, tùy vào từng hành vi vi phạm mà có thể bị tịch thu và tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm.
Xem thêm: Vi phạm quy định về nội dung thông tin trong hoạt động báo chí
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
Đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 24 Nghị định 159/2013/NĐ-CP thì bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng:
– Sử dụng máy photocopy và các thiết bị in khác để nhân bản báo chí, xuất bản phẩm, sản phẩm in không phải xuất bản phẩm thuộc loại cấm lưu hành;
– In ấn phẩm báo chí chưa được cấp phép;
– In chứng minh thư, hộ chiếu, văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân và giấy tờ quản lý nhà nước khác nhưng không có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan, tổ chức cấp chứng chỉ hoặc không có bản mẫu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
– In nhãn hàng hóa, bao bì nhưng không có bản mẫu được cơ sở sản xuất đứng tên đặt in xác nhận hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đúng ngành hàng, giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– In tem chống giả nhưng không có bản mẫu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc của tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa xác nhận.
Ngoài việc bị phạt tiền, tùy vào từng hành vi vi phạm mà có thể bị tịch thu và tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm.
Xem thêm: Hành vi vi phạm và mức phạt vi phạm quy định về hoạt động báo chí
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
Đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 7 Điều 24 Nghị định 159/2013/NĐ-CP thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng:
– In xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản;
– In tài liệu không kinh doanh không có giấy phép xuất bản;
– In gia công xuất bản phẩm, sản phẩm không phải là xuất bản phẩm cho nước ngoài không có giấy phép in gia công.
Ngoài việc bị phạt tiền, tùy vào từng hành vi vi phạm mà có thể bị tịch thu, buộc thu hồi, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm và bị tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 đến 03 tháng.
Xem thêm: Xử phạt vi phạm quy định về giấy phép trong hoạt động báo chí
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
Đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 8 Điều 24 Nghị định 159/2013/NĐ-CP thì bị pPhạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng:
– In, nhân bản báo chí, xuất bản phẩm có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy hoặc có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản và không được thông tin trên báo chí;
– In xuất bản phẩm, báo chí, tem chống giả không có giấy phép hoạt động in do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
– In các sản phẩm không phải xuất bản phẩm pháp luật cấm lưu hành, trừ trường hợp được phép in gia công cho nước ngoài để xuất khẩu;
– In, nhân bản trái phép tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định.
Ngoài việc bị phạt tiền, tùy vào từng hành vi vi phạm mà có thể bị tịch thu, buộc thu hồi, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm.
Xem thêm: Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Tổng hợp vi phạm quy định về hoạt động in theo quy định hiện hành” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Thông tư 296/2016/TT-BTC về cấp, thu hồi và quản lý Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
Thông tư 296/2016/TT-BTC về cấp, thu hồi và quản lý Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. BỘ TÀI CHÍNH [...]
- Nghị định 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hưỡng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
- Nghị định số 97/2015/NĐ-CP Về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- Nghị định 120/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật phí và lệ phí

Thông tư 10/2019/TT-BNV về việc xếp lương đối với các ngạch công chức văn thư
Ngày 02/08/2019, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 10/2019/TT-BNV hướng dẫn việc xếp lương đối với các ngạch công [...]
- Thông tư 26/2012/TT-NHNN Hướng dẫn thủ tục chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài của tổ chức tín dụng cổ phần
- Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP
- Thông tư 195/2015/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 108/2015/NĐ-CP