Trách nhiệm của thành viên bộ phận kiểm toán nội bộ tổ chức tín dụng
Bộ phận kiểm toán nội bộ là một phần quan trọng trong tổ chức tín dụng. Vậy trách nhiệm cụ thể của từng thành viên trong bộ phận kiểm toán này được quy định như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
– Luật tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
– Thông tư số 44/2011/TT-NHNN
1.Trách nhiệm của Trưởng kiểm toán nội bộ
– Đối với hệ thống kiểm soát nội bộ
Đảm bảo thực hiện đầy đủ mọi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến công tác kiểm toán đối với hệ thống kiểm soát nội bộ và các quy định nội bộ có liên quan của tổ chức tín dụng.
– Đối với kiểm toán nội bộ
a) Xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm trình Ban kiểm soát phê duyệt;
b) Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ đã được Ban kiểm soát phê duyệt và những cuộc kiểm toán đột xuất do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) giao;
c) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung và thường xuyên hoàn thiện phương pháp, chính sách, quy trình kiểm toán nội bộ trình Ban kiểm soát;
d) Đảm bảo kiểm toán viên nội bộ được đào tạo thường xuyên, có đủ trình độ, năng lực chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nội bộ;
đ) Điều chỉnh kế hoạch kiểm toán nội bộ, trình Ban kiểm soát phê duyệt;
e) Đề nghị trưng tập người ở các bộ phận khác của tổ chức tín dụng tham gia các cuộc kiểm toán nội bộ khi cần thiết, với điều kiện đảm bảo tính độc lập của kiểm toán nội bộ;
g) Dự các cuộc họp theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng;
h) Báo cáo Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) khi phát hiện các vấn đề yếu kém, tồn tại, các sai phạm của hệ thống kiểm soát và của Người điều hành;
i) Theo dõi việc thực hiện các kiến nghị sau kiểm toán; lập và gửi các báo cáo.
k) Xem xét, đề xuất Ban Kiểm soát đề nghị Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Trưởng kiểm toán nội bộ và các chức danh khác của kiểm toán nội bộ; tổ chức bộ máy của kiểm toán nội bộ;
l) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát về kết quả kiểm toán do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện.
2. Trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ
– Xác định các thông tin đầy đủ, tin cậy, phù hợp và hữu ích cho việc thực hiện các mục tiêu kiểm toán.
– Căn cứ vào các phân tích và đánh giá phù hợp để đưa ra kết luận và các kết quả kiểm toán một cách độc lập, khách quan.
– Lưu các thông tin liên quan để hỗ trợ các kết luận và đưa ra kết quả kiểm toán.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Trưởng kiểm toán nội bộ về kết quả kiểm toán được giao thực hiện.
3. Trách nhiệm của các đơn vị, bộ phận điều hành, tác nghiệp đối với kiểm toán nội bộ
– Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết cho công việc của kiểm toán nội bộ theo yêu cầu của bộ phận kiểm toán nội bộ một cách trung thực, chính xác, không được che giấu thông tin.
– Thông báo ngay cho bộ phận kiểm toán nội bộ khi phát hiện những yếu kém, tồn tại, các sai phạm, rủi ro, thất thoát lớn về tài sản (hoặc nguy cơ thất thoát tài sản), hoặc khi có những thay đổi trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị mình.
– Thực hiện những kiến nghị đã thống nhất với bộ phận kiểm toán nội bộ và/ hoặc theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên.
– Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để bộ phận kiểm toán nội bộ làm việc đạt hiệu quả cao nhất.
>>>Xem thêm Trách nhiệm đối với kiểm toán nội bộ của bộ máy quản trị tổ chức tín dụng
Quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội theo quy định mới nhất
Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư trong trường hợp nào? Trình tự, thủ tục thực hiện ra sao? Dưới đây là quyết [...]
Chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ theo quy định hiện nay
Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản [...]