Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn
Việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mang lại lợi ích lớn cho người lao động và tập thể lao động. Không chỉ vậy, hoạt động công đoàn còn đảm bảo hài hòa lợi ích các bên, giúp ổn định tình hình hình sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động trong đơn vị sử dụng lao động. Bởi lẽ đó, người sử dụng lao động cần ý thức được tầm quan trọng và phải có trách nhiệm đối với tổ chức công đoàn để đạt được lợi ích lớn nhất mà vai trò của công đoàn mang lại.
So với luật cũ, thì Bộ luật lao động 2012 tại Điều 192 và Điều 7 đã bổ sung thêm và cụ thể hơn trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn, nhằm đáp ứng tương xứng các quyền của tổ chức công đoàn, của người lao động và cán bộ công đoàn cơ sở.
1. Phân loại trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn
1.1. Trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
Người sử dụng lao động là một bên của quan hệ lao động, có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo các điều kiện cho người lao động tham gia tổ chức công đoàn. Các điều kiện thuận lợi trong trường hợp này đó là tôn trọng quyền công đoàn của ngườ ilao động, không cản trở, gây khó khăn cho ngườ ilao động khi thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn; không có hành vi phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác vì lý do người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn… Quy định này nhằm phù hợp với Điều 189 về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động và Điều 190 về các hành vi nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động.
1.2. Trách nhiệm phối hợp với tổ chức công đoàn trong việc t hực hiện các hoạt động công đoàn
Khoản 2 Điều 192 Bộ luật lao động 2012 quy định người sử dụng lao động phải có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức công đoàn cấp trên cơ sở trong việc tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở. Trường hợp người lao động chưa thành lập công đồng cơ sở thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tạo điều kiện để công đoàn cấp trên bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại đơn vị. Khoản 4 điều này cũng quy định người sử dụng lao động phải có trách nhiệm phối hợp với công đoàn cơ sở trong việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở (theo khoản 3 Điều 63 Bộ luật lao động 2012 và Nghị định 60/2013/NĐ-CP), xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên. Mục đích nhằm thống nhất ý chí các bên trong việc thực hiện những nhiệm vụ chung. Khi các bên độc lập, bình đẳng, cùng tìm kiếm kết quả ở những vấn đề các bên cùng quan tâm thì chắc chắn sẽ đưa ra cách giải quyết nhanh chóng và hiệu quả hơn.
2.3. Trách nhiệm đảm bảo việc làm cho cán bộ công đoàn
Khoản 6 Điều 192 Bộ luật lao động 2012 đã bổ sung thêm quy định mới so với trước đây. Đó làm khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ. Quy định này thể hiện sự trú trọng của pháp luật trong việc bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở. Khi họ được người lao động tín nhiệm bầu ra thì họ được bảo đảm việc làm cho đến hết nhiệm kỳ, không phụ thuộc vào khoản 2 Điều 22 Bộ luật lao động 2012 về thời hạn của hợp đồng lao động (ví dụ A là cán bộ không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn công ty X, thực hiện nhiệm vụ được một phần nhiệm kỳ thì hợp đồng lao động của A với công ty X hết hạn, khi đó A sẽ được công ty X gia hạn hợp đồng cho đến hết nhiệm kỳ công đoàn thì mới thôi, mà không cần quan tâm hợp đồng trước mà A ký với công ty X là loại hợp đồng gì, đã ra hạn lần nào chưa, tính chất ra sao,…).
Đồng thời, với tư cách là người đại diện tập thể lao động, việc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác hoặc xử lú kỷ luật lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách phải được Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành cấp trên trực tiếp cơ sở đồng ý. Trong trường hợp không thống nhất ý kiến, hai bên phải cáo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấp lao động tại Bộ luật lao động 2012 và thủ tục tố tụng tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
2.4. Trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về công đoàn hoạt động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về công đoàn hoạt động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp gồm các điều kiện về vật chất và bảo đảm quyền lợi cho cán bộ công đoàn, kể cả cán bộ công đoàn không chuyên trách và cán bộ công đoàn chuyên trách. Do ý nghĩa quan trọng của trách nhiệm này trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn và để phù hợp với Luật công đoàn, Bộ luật lao động 2012 đã tách thành một điều luật riêng (Điều 193 – chi tiết mời bạn đọc theo dõi bài viết “đảm bảo điều kiện hoạt động công đoàn trong cơ quan, tổ chức” .
Trên đây là nội dung trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn Lawkey gửi tới bạn đọc.
Hướng dẫn cách tính tiền thai sản khi sinh con năm 2024
Năm 2024, đối với lao động nữ sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm [...]
Được từ chối tạm ứng tiền lương của NLĐ dịp Tết 2024 không?
Người lao động muốn tạm ứng tiền lương vào dịp Tết Âm lịch 2024 thì công ty có được từ chối không? Hãy cùng LawKey [...]