Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư theo quy định mới nhất
Nhà nước khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhưng vẫn có sự quản lý nhất định. Điều 68 Luật đầu tư 2020 quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư theo quy định mới nhất.
Trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Theo quy định tại khoản 3 Điều 68 Luật đầu tư 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
– Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
– Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
– Ban hành biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
– Hướng dẫn, phổ biến, tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư;
– Tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
– Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;
– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc giám sát, đánh giá, thanh tra hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài;
– Trình cấp có thẩm quyền quyết định việc đình chỉ thực hiện dự án đầu tư đã được cấp, điều chỉnh không đúng thẩm quyền, trái với quy định của pháp luật về đầu tư;
– Quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
– Quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư và điều phối hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam và ở nước ngoài;
– Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư;
– Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý hoạt động đầu tư theo phân công của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
– Tổ chức giám sát, thanh tra và đánh giá hoạt động đầu tư theo thẩm quyền; kiểm tra việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Cơ quan đăng ký đầu tư; giám sát việc tuân thủ các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quá trình đầu tư.
Trách nhiệm, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ
Theo quy định tại khoản 4 Điều 68 Luật đầu tư 2020, các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm, quyền hạn cụ thể như sau:
– Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư;
– Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc xây dựng và ban hành pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn thực hiện;
– Trình Chính phủ ban hành theo thẩm quyền điều kiện đầu tư đối với ngành, nghề quy định tại Điều 7 của Luật này;
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án thu hút vốn đầu tư của ngành; tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư chuyên ngành;
– Tham gia thẩm định các dự án đầu tư thuộc trường hợp quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật này;
– Giám sát, đánh giá, thanh tra chuyên ngành việc đáp ứng điều kiện đầu tư và quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền;
– Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, cơ quan ngang bộ giải quyết khó khăn, vướng mắc của dự án đầu tư trong lĩnh vực quản lý nhà nước; hướng dẫn việc phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
– Định kỳ đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Duy trì, cập nhật hệ thống thông tin quản lý đầu tư đối với lĩnh vực được phân công và tích hợp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
Khoản 5 Điều 86 Luật đầu tư 2020 quy định trách nhiệm, quyền hạn cụ thể của các cơ quan này như sau:
– Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ lập và công bố Danh mục dự án thu hút đầu tư tại địa phương;
– Chủ trì thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền;
– Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư;
– Định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trên địa bàn và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Duy trì, cập nhật Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư đối với lĩnh vực được phân công;
– Chỉ đạo việc tổ chức, giám sát và đánh giá thực hiện chế độ báo cáo đầu tư.
– Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm theo dõi, hỗ trợ hoạt động đầu tư và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư theo quy định mới nhất” gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Quy định của pháp luật về thu hồi tài sản bảo đảm
Bên nhận bảo đảm có quyền thu hồi tài sản bảo đảm trong những trường hợp nào? Trình tự, thủ tục thu hồi tài sản [...]
Thủ tục giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
Hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án bao gồm những giấy tờ nào? Thủ tục giảm thời hạn chấp hành án phạt [...]