Trình tự đình công theo đúng quy định của pháp luật
Đình công là một biện pháp mạnh mẽ để người lao động đòi hỏi lợi ích về cho mình. Dưới đây là trình tự đình công theo đúng quy định của pháp luật mà lao động nên biết.
Bước 1: Lấy ý kiến tập thể lao động
Việc lấy ý kiến tập thể lao động về việc đình công là điều cần thiết bởi đình công là sự ngừng việc tạm thời, mang tính tự nguyện của cả một tập lao động nhằm đòi hỏi lợi ích.
Theo quy định tại Điều 212 Bộ luật lao động 2012, thì việc lấy ý kiến tập thể được quy định như sau:
♣ Đối tượng lấy ý kiến tập thể lao động
– Đối với tập thể lao động có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của thành viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở và tổ trưởng các tổ sản xuất. Nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của tổ trưởng các tổ sản xuất hoặc của người lao động.
– Việc tổ chức lấy ý kiến có thể thực hiện bằng phiếu hoặc chữ ký.
♣ Nội dung lấy ý kiến tập thể lao động
Bao gồm:
+ Phương án của Ban chấp hành công đoàn về: thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; phạm vi tiến hành đình công và yêu cầu của tập thể lao động.
+ Ý kiến của người lao động đồng ý hay không đồng ý đình công.
♣ Hình thức, thời gian lấy ý kiến tập thể lao động
Ban chấp hành công đoàn quyết định về hình thức và thời gian lấy ý kiến tập thể lao động.
Hình thức, thời gian lấy ý kiến tập thể lao động phải được thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày.
Xem thêm: Thủ tục hoãn đình công theo quy định mới nhất của pháp luật
Bước 2: Quyết định đình công
Quyết định đình công được lập thành văn bản khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với phương án của Ban chấp hành công đoàn đưa ra.
Nội dung của quyết định đình công
Quyết định đình công phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 212 Bộ luật lao động 2012, bao gồm:
– Kết quả lấy ý kiến đình công;
– Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;
– Phạm vi tiến hành đình công;
– Yêu cầu của tập thể lao động;
– Họ tên của người đại diện cho Ban chấp hành công đoàn và địa chỉ liên hệ để giải quyết.
Thông báo đình công
Ban chấp hành công đoàn gửi quyết định đình công cho người sử dụng lao động, đồng thời gửi 01 bản cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, 01 bản cho công đoàn cấp tỉnh ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công.
Bước 3: Tiến hành đình công
Việc đình công được tiến hành nếu đến thời điểm bắt đầu đình công mà người sử dụng lao động không chấp nhận giải quyết yêu cầu của tập thể lao động.
Cuộc đình công do Ban chấp hành công đoàn tổ chức và lãnh đạo.
Xem thêm: 06 trường hợp không được đình công theo quy định mới nhất
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Trình tự đình công theo đúng quy định của pháp luật” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Quy định mới về chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ
Người sử dụng lao động được chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ khi nào? Thời gian và mức lương [...]
Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HAI BÊN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG Tranh chấp lao động mang lại rất nhiều phiền toái cho người [...]