Trình tự tổ chức hiệp thương giá theo quy định của pháp luật
Khi thuộc các trường hợp tổ chức hiệp thương giá, cơ quan có thẩm quyền tiến hành việc hiệp thương. Trình tự tổ chức hiệp thương giá theo quy định của pháp luật được cụ thể trong bài viết dưới đây.
Thẩm quyền và trách nhiệm tổ chức hiệp thương giá
Cơ quan có thẩm quyền trong việc tổ chức hiệp thương giá được quy định cụ thể tại Điều 24 Luật giá 2012. Cụ thể như sau:
– Bộ Tài chính chủ trì tổ chức hiệp thương giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
– Sở Tài chính chủ trì tổ chức hiệp thương giá theo yêu cầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khi có đề nghị của bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên mua và bán có trụ sở đóng trên địa bàn. Trường hợp bên mua và bên bán có trụ sở đóng tại hai tỉnh khác nhau cùng đề nghị hiệp thương thì hai bên thống nhất đề nghị một trong hai Sở Tài chính chủ trì hiệp thương; trường hợp không thống nhất được thì Sở Tài chính nơi bên bán đóng trụ sở chủ trì hiệp thương.
– Cơ quan tổ chức hiệp thương giá chịu trách nhiệm tổ chức việc hiệp thương theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Các trường hợp cần tổ chức hiệp thương giá theo quy định hiện nay
Trình tự tổ chức hiệp thương giá
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tổ chức hiệp thương giá theo trình tự các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hiệp thương giá
Bên mua hoặc bên bán hoặc cả bên mua và bên bán nộp Hồ sơ Hiệp thương giá theo quy định tại Điều 10 Thông tư 56/2014/TT-BTC, bao gồm:
– Văn bản đề nghị hiệp thương giá của bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên mua và bên bán; hoặc văn bản chỉ đạo yêu cầu hiệp thương giá của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa, dịch vụ cần hiệp thương giá;
– Phương án giá hiệp thương.
Bước 2: Rà soát hồ sơ
Sau khi nhận được hồ sơ, cư quan có thẩm quyền tiến hanh rà sát hồ sơ.
Thời hạn để cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá rà soát sơ bộ Hồ sơ hiệp thương giá là tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nộp Hồ sơ hiệp thương giá (tính theo dấu công văn đến). Trường hợp Hồ sơ hiệp thương giá không đúng quy định, cơ quan tổ chức hiệp thương giá thông báo bằng văn bản cho các bên tham gia hiệp thương giá biết để hoàn chỉnh theo quy định.
Đối với trường hợp hiệp thương giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thời hạn để các bên hoàn thiện Hồ sơ hiệp thương giá theo quy định tối đa không quá 15 ngày làm việc tính theo dấu bưu điện hoặc dấu công văn đến.
Bước 3: Tổ chức hiệp thương giá
Cơ quan tổ chức hiệp thương giá thông báo bằng văn bản cho các bên tham gia hiệp thương giá về thời gian tổ chức hiệp thương.
Trong thời hạn tối đa không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận Hồ sơ hiệp thương giá theo quy định (tính theo dấu công văn đến), cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá tiến hành hiệp thương giá.
Xem thêm: Quy định về danh mục hàng hóa và dịch vụ do Nhà nước định giá
Quy định về danh mục hàng hóa và dịch vụ thực hiện bình ổn giá
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Trình tự tổ chức hiệp thương giá theo quy định của pháp luật” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Một số quy định về sàn giao dịch bất động sản mà bạn nên biết
Sàn giao dịch bất động sản là gì? Phạm vi hoạt động cũng như quyền và nghĩa vụ các bên tham gia sàn. Dưới đây là một [...]
Trách nhiệm của các bên liên quan đến cấp giấy phép hoạt động điện lực
Trách nhiệm của các bên liên quan đến cấp giấy phép hoạt động điện lực được quy định như sau: Trách nhiệm của cơ quan [...]