Quy định về Trung tâm trọng tài hiện nay là như thế nào?
Trung tâm trọng tài là nơi thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bên cạnh hình thức giải quyết tại Tòa án. Vậy pháp luật có những quy định gì về Trung tâm trọng tài?
Trung tâm trọng tài có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy chế (là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật trọng tài thương mại và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó) và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài.
Căn cứ pháp lý: Luật trọng tài thương mại năm 2010
1.Điều kiện và thủ tục thành lập Trung tâm trọng tài
-Điều kiện thành lập: Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập.
– Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài gồm:
a) Đơn đề nghị thành lập;
b) Dự thảo điều lệ của Trung tâm trọng tài (theo mẫu);
c) Danh sách các sáng lập viên và các giấy tờ kèm theo chứng minh những người này có đủ điều kiện.
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâm trọng tài; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài
– Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm 01 bộ giấy tờ sau đây:
a) Đơn đăng ký hoạt động;
b) Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài; trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu;
c) Bản sao có chứng thực Điều lệ Trung tâm trọng tài; trong trường hợp nộp bản sao thì phải kèm theo bản chính để đối chiếu;
d) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy tờ chứng minh về trụ sở hoạt động của Trung tâm trọng tài.
– Nơi nộp hồ sơ: Sở Tư pháp nơi Trung tâm đặt trụ sở
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài, Sở Tư pháp gửi 01 bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Bộ Tư pháp.
– Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm trọng tài thực hiện việc công bố thành lập và khắc con dấu theo quy định của pháp luật.
– Trung tâm trọng tài được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
3.Công bố thành lập Trung tâm trọng tài
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm trọng tài phải đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên, địa chỉ trụ sở của Trung tâm trọng tài;
Tên của Trung tâm trọng tài được viết bằng tiếng Việt do các sáng lập viên lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ “Trung tâm trọng tài” và không trùng, không gây nhầm lẫn với tên của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài đã được cấp Giấy phép thành lập, không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Trong trường hợp Trung tâm trọng tài có tên bằng tiếng nước ngoài thì tên gọi đó phải là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, không trùng, không gây nhầm lẫn với tên của tổ chức trọng tài khác đang hoạt động tại Việt Nam.
– Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm trọng tài;
– Số Giấy đăng ký hoạt động, cơ quan cấp, ngày, tháng, năm cấp;
– Thời điểm bắt đầu hoạt động của Trung tâm trọng tài;
– Danh sách trọng tài viên của Trung tâm
>>>Xem thêm Thu hồi quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Những điều cần biết về bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình và mức đóng, mức hưởng của từng [...]
Các hình thức giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự 2015
Giao dịch dân sự được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Trong [...]