03 trường hợp nào người lao động được trả lương ngừng việc
Trường hợp nào người lao động được trả lương ngừng việc? Nguyên tắc trả lương như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
03 trường hợp nào người lao động được trả lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
(1) Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
(2) Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
(3) Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
(Điều 99 Bộ luật Lao động 2019)
Quy định về trả lương
Theo Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trả lương như sau:
- Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
- Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
- Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Nguyên tắc trả lương cho người lao động
Người sử dụng phải trả lương cho người lao động theo nguyên tắc như sau:
- Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
- Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
(Điều 94 Bộ luật Lao động 2019)
Hình thức trả lương cho người lao động
Hình thức trả lương cho người lao động được quy định tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
- Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
>>Xem thêm: Ai có trách nhiệm lập hồ sơ vụ tai nạn lao động?
Trên đây là bài viết về: 03 trường hợp nào người lao động được trả lương ngừng việc. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Thủ tục xóa đăng ký thường trú theo quy định pháp luật
LawKey gửi tới bạn đọc những nội dung cần lưu ý về trình tự, thủ tục xóa đăng ký thường trú theo quy định pháp luật [...]
Quy định về điều chỉnh giấy phép xây dựng đã cấp
Quy định về điều chỉnh giấy phép xây dựng đã cấp Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm [...]