Vai trò chủ đạo và nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương là gì?
Ngân sách trung ương nằm trong hệ thống ngân sách nhà nước và giữ vai trò chủ đạo. Vậy vai trò chủ đạo và nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương là gì?
Ngân sách trung ương (NSTW) là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.
1.Vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương là gì?
Vai trò chủ đạo của NSTW được thể hiện như sau:
+ NSTW được sử dụng nhằm bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia. Điều này thể hiện ở việc, NSTW tập trung phần lớn các nguồn thu quan trọng của quốc gia và thỏa mãn nhu cầu chi tiêu để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược của quốc gia. Các khoản thu của NSTW bao gồm các khoản thu hưởng 100% và các khoản thu điều tiết, gồm rất nhiều hạng mục thu lớn như thuế xuất, nhập khẩu, viện trợ không hoàn lại, tiền xử phạt hành chính, thu kết dư ngân sách, thu từ quỹ dự trữ tài chính TƯ… Do đó có thể thấy NSTW tập trung đại bộ phận nguồn thu của cả nước, vì thế khả năng chi cũng là lớn nhất, dành cho việc thực hiện những nhiệm vụ chi quan trọng, có tính chất huyết mạch quốc gia như các công trinhg giao thông công cộng… Như vậy, các hoạt động thu NS nhằm mục đích phục vụ cho những nhiệm vụ chủ chốt quan trọng về chính trị , xã hội, kinh tế.
+ Điều hòa vốn cho các NSĐP bằng việc chi bổ sung cho NSĐP. Các khoản chi cho NSĐP gồm các khoản chi bổ sung để cân đối thu, chi bổ sung có mục tiêu, giúp hỗ trợ địa phương thực hiện những nhiệm vụ mà pháp luật quy định. Việc chi bổ sung này nhằm hạn chế tình trạng thiếu hụt ngân sách, thu không đủ chi của một số địa phương, cũng như hỗ trợ vốn cho các địa phương khó khăn, miền núi…thực hiện các mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo.
2. Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương là gì?
– Chi đầu tư phát triển:
+ Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 3 Điều này;
+ Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
– Chi dự trữ quốc gia.
– Chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương được phân cấp trong các lĩnh vực:
+ Quốc phòng;
+ An ninh và trật tự an toàn xã hội;
+ Sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề;
+ Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
+ Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
+ Sự nghiệp văn hóa thông tin;
+ Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn;
+ Sự nghiệp thể dục thể thao;
+ Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
+ Các hoạt động kinh tế: Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản; giao thông; tài nguyên; phân giới cắm mốc biên giới; quy hoạch thương mại, du lịch; chi hoạt động nhập, xuất, bảo quản, bảo vệ, bảo hiểm hàng dự trữ quốc gia do nhà nước thực hiện; các hoạt động kinh tế khác;
+ Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam; Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;
+ Hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở trung ương theo quy định của pháp luật;
+ Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;
+ Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
– Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản vay của Chính phủ.
– Chi viện trợ.
– Chi cho vay theo quy định của pháp luật.
– Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trung ương.
– Chi chuyển nguồn của ngân sách trung ương sang năm sau.
– Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
>>>Xem thêm Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước là gì?
Thủ tục cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh theo quy định hiện nay
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh bao gồm những gì? Thủ tục cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh theo [...]
Nhận con nuôi của người nước ngoài thường trú ở Việt Nam
Việc nhận con nuôi của người nước ngoài thường trú ở Việt Nam được quy định trong Luật Nuôi con nuôi 2010. Hãy cùng [...]