Xả nước thải sang nhà hàng xóm bị xử lý như thế nào ?
Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mỗi trường vì môi trường có quyền được sống trong một môi trường trong lành và Nhà nước cũng phải có trách nhiệm xử phạt những hành vi gây ô nhiễm môi trường. Vậy hành vi xả nước thải sang nhà hàng xóm bị xử lý như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Hành vi xả nước thải sang nhà hàng xóm bị xử lý như thế nào ?
Tùy vào tính chất mà người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về xử phạt hành chính
Tại Điều 251 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải
Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng
Như vậy có thể thấy rằng việc thực hiện nghĩa vụ đảm bảo thoát nước thải không chảy sang nhà hàng xóm là nghĩa vụ quan trọng được Bộ luật dân sự 2015 đã khẳng định rõ ràng. Việc thực hiện nghĩa vụ này không chỉ giúp cho môi trường sạch đẹp, trong lành mà còn không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản liền kề bên. Đồng thời, theo như quan niệm xưa “bán anh em xa, mua láng giềng gần” nên không để nước thải chảy sang nhà hàng xóm sẽ nâng cao tình cảm hơn.
Hành vi xã nước thải sang nhà hàng xóm là hành vi vi phạm pháp luật về quy định giữ vệ sinh chung theo quy định tại Khoản 2 Điều 7, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;
b) Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng;
c) Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường;
d) Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.”
Theo đó, người có hành vi xả nước thải sang nhà hàng xóm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng, buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Do đó, nếu các hộ gia đình không chấm dứt hành vi xả nước thải sang nhà hàng xóm, thì ta có thể trình báo với công an xã, phường, thị trấn nơi bạn đang sinh sống để họ áp dụng các biện pháp xử phạt hành vi này.
Xử lý hình sự
Nếu đã bị xử phạt hành chính về hành vi xả nước thải sang nhà hàng xóm hoặc đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây ô nhiễm môi trường theo Điều 235 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Theo đó
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;
…..
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 12.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
…..
Trên đây là bài viết “Xả nước thải sang nhà hàng xóm bị xử lý như thế nào ?” LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey.
Xả nước thải sang nhà hàng xóm bị xử lý như thế nào ?
Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mỗi trường vì môi trường có quyền được sống trong một môi trường trong lành và Nhà [...]
Bộ luật Dân sự 2005
QUỐC HỘI Số: 33/2005/QH11 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 14 tháng [...]