Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy
Chủ sở hữu có một số quyền đối với tài sản của mình như chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy thì xác lập quyền sở hữu đối với các tài sản này như thế nào? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Khái niệm “chôn” và “bị vùi lấp”
Hành vi chôn được hiểu là hành vi cố tình đem tài sản xuống dưới lòng đất để người khác không biết về sự tồn tại của tài sản hoặc người khác không thể tìm thấy tài sản.
“Bị vùi lấp” được ghi nhận là tình trạng tài sản bị đem vào lòng đất do các sự kiện tự nhiên như lũ lụt động đất, lở đất,…
Xác định chủ sở hữu
Theo quy định tại Điều 229 Bộ luật dân sự năm 2015:
Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu.
Trường hợp không biết ai là chủ sỡ hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không xác định được chủ sở hữu
Tài sản bị chôn, giấu, vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa
Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử- văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;
Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa
Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.
Ví dụ: Ông A phát hiện một tài sản bị chôn giấu và có giá trị hơn 60 lầ mức lương cơ sở , sau khi đã trừ đi chi phí tìm kiếm, bảo quản, phần giá trị còn lại bằng 60 lần mức lương cơ sở sẽ được xác định như sau: Ông A hưởng giá trị 10 lần mức lương cơ sở, phần giá trị bằng 50 lần mức lương cơ sở còn lại chia đôi, Nhà nước giữ một nửa, ông A hưởng một nửa.
>>xem thêm: Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
Trên đây là nội dung tư vấn về Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy Lawkey gửi tới bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.
Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội
Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước [...]
Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Doanh nghiệp muốn hoạt động cho thuê lại lao động thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Dưới đây [...]