Chế độ tai nạn lao động đối với người đang thi hành án phạt
LawKey xin gửi tới bạn đọc những điều cần biết về giải quyết chế độ tai nạn lao động đối với người đang thi hành án phạt như thế nào theo quy định pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi muốn hỏi về quy định của nhà nước về việc phạm nhân đang thi hành án phạt thì bị tai nạn lao động mất đi cánh tay trái thì có được hưởng chính sách hay không? Nếu được thì sẽ được hưởng những gì và như thế nào ạ? Tôi cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Thứ nhất, về chế độ lao động của phạm nhân
Căn cứ Điều 29 Luật thi hành án hình sự 2010 về chế độ lao động của phạm nhân:
“1. Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng; được nghỉ lao động các ngày thứ bảy, ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Thời gian phạm nhân lao động và học tập, học nghề không quá 08 giờ trong 01 ngày. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được quá 02 giờ trong 01 ngày. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày thứ bảy, chủ nhật thì được nghỉ bù hoặc bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
2. Phạm nhân nữ được bố trí làm những công việc phù hợp với giới tính, sức khoẻ và độ tuổi; không làm công việc nặng nhọc, độc hại thuộc danh mục cấm sử dụng lao động nữ.
3. Phạm nhân mắc bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần thì tuỳ mức độ, tính chất của bệnh tật và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động.”
Như vậy, chấp hành hình phạt tù tại trại giam, trại tạm giam là trách nhiệm của mỗi phạm nhân. Việc tham gia vào quá trình lao động cũng là một bước trong quá trình cải tạo, giáo dục phạm nhân đồng thời tạo cơ hội để họ học nghề, tập nghề để có nghề nghiệp sau khi chấp hành xong hình phạt cũng như giúp nâng cao chất lượng cuộc sống tại nơi thi hành án, giảm gánh nặng tài chính cho Nhà nước.
Vậy nên, phạm nhân thực hiện các công việc tại nơi chấp hành hình phạt không làm phát sinh quan hệ lao động thông thường, khi phạm nhân gặp tai nạn lao động trong trại giam hướng xử lý cũng có những điểm khác biệt.
Thứ hai, về chế độ tai nạn lao động và sử dụng kết quả lao động của phạm nhân
Khoản 3 Điều 8 Thông tư 12/2013/TTLT-BQP-BCA-BTC quy định:
“ Trích 15% bổ sung quỹ phúc lợi của trại giam để:
– Hỗ trợ cho cán bộ, chiến sĩ của trại giam có hoàn cảnh khó khăn hoặc khi bị bệnh, rủi ro, tai nạn lao động; khi điều trị tại bệnh xá, bệnh viện; hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của cán bộ, chiến sĩ của trại giam;
– Hỗ trợ cho phạm nhân khi bị bệnh hoặc gặp rủi ro, tai nạn lao động; khi điều trị tại bệnh xá, trạm xá, bệnh viện; hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của phạm nhân;
– Hỗ trợ các hoạt động phúc lợi khác của trại giam.”
Theo đó, tại các trại giam mà phạm nhân chấp hành hình phạt tù của mình thì luôn có một quỹ phúc lợi được hình thành từ một phần số tiền chênh lệch thu từ hoạt động tổ chức lao động, học nghề của phạm nhân. Quỹ phúc lợi này sẽ được dùng trong những trường hợp cần thiết, trong đó có trường hợp phạm nhân phải chịu tai nạn lao động trong quá trình lao động tại trại giam. Mức hỗ trợ trong từng trường hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ thương tật, thiệt hại về sức khỏe của phạm nhân, tình hình hoạt động lao động, cải tạo của phạm nhân đó…
Cùng với việc được hỗ trợ về mặt tài chính như trên, theo quy định tại Điều 4 Thông tư 12/2013/TTLT-BQP-BCA-BTC hướng dẫn về chế độ lao động và sử dụng kết quả lao động, học nghề của phạm nhân trong trại giam thì phạm nhân còn được nghỉ lao động trong trường hợp đang điều trị tại trạm xá, bệnh xá hoặc bệnh viện và được bố trí để không phải làm những công việc nặng nhọc, độc hại vì đã bị tổn hại lớn về sức khỏe khi mất đi cánh tay trái.
Như vậy, với trường hợp phạm nhân bị tai nạn lao động khiến mất một cánh tay trong quá trình lao động tại trại giam thì bên cạnh các loại chi phí chữa trị tại các đơn vị y tế được Nhà nước chi trả thì phạm nhân còn có thể được hưởng khoản hỗ trợ từ quỹ phúc lợi của trại giam, đồng thời được tạo điều kiện để phục hồi sức khỏe sau khi xuất viện.
Xem thêm : Quy định về chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trên đây là nội dung tư vấn về Chế độ tai nạn lao động đối với người đang thi hành án phạt LawKey gửi tới bạn đọc.
Các nguyên tắc được áp dụng trong tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
Nguyên tắc được áp dụng trong tiêu hủy tiền in, đúc hỏng được quy định trong Thông tư 02/2014/TT-NHNN. Hãy cùng LawKey tìm [...]
Trình tự, thủ tục bán tài sản công theo quy định của pháp luật
Pháp luật quy định như thế nào về thẩm quyền, trình tự, thủ tục bán tài sản công? Cùng tìm hiểu qua bài viết này của [...]