Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo theo Luật tố cáo 2018
Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được quy định thế nào theo Luật tố cáo 2018? Người tố cáo có quyền được tố cáo hành vi nào? Cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Khái niệm tố cáo
Khoản 1 Điều 2 Luật tố cáo quy định khái niệm tố cáo như sau: Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Xem thêm: Có được tố cáo nặc danh không? Tố cáo nặc danh quy định thế nào?
Người tố cáo là ai?
Người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo.
Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
Quyền của người tố cáo
Khoản 1 Điều 9 Luật tố cáo quy định người tố cáo có các quyền sau đây:
– Thực hiện quyền tố cáo;
– Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
– Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
– Rút tố cáo;
– Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
– Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
– Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo.
Nghĩa vụ của người tố cáo
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật tố cáo, người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;
– Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
– Cung cấp thông tin cá nhân gồm: họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo
– Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
– Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
Trên đây là nội dung Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo theo Luật tố cáo 2018 Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Khiếu nại, tố cáo về đất đai theo quy định của pháp luật hiện nay
Dừng trợ giúp xã hội theo quy định pháp luật hiện hành
Những nội dung bạn đọc cần lưu ý về điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục dừng trợ giúp xã hội theo quy định [...]
Tiếp nhận đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở bảo trợ xã hội
Những nội dung cần biết về đối tượng, trình tự, thủ tục tiếp nhận đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở [...]