Quy định về thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực
Pháp luật quy định về thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực như sau:
Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực
Thẩm quyền cấp giấy phép đối với từng chủ thể được quy định như sau:
Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực của Bộ Công Thương và Cục Điều tiết điện lực
Khoản 19 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực của Bộ Công thương và Cục Điều tiết điện lực như sau:
– Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với hoạt động truyền tải điện và hoạt động phát điện đối với nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
– Cục Điều tiết điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với hoạt động phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất từ 03 MW trở lên không thuộc trường hợp trên.
Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp hoặc uỷ quyền cho Sở Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các lĩnh vực sau:
– Hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất dưới 03 MW đặt tại địa phương;
– Hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương;
– Hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4 kV tại địa phương;
– Tư vấn chuyên ngành điện lực, bao gồm:
- Tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký doanh nghiệp tại địa phương;
- Tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký doanh nghiệp tại địa phương.
Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực
Cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm:
– Tiếp nhận, thẩm định, kiểm tra và quản lý hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thực hiện đúng nội dung, trình tự, thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.
– Giải quyết các khiếu nại về giấy phép hoạt động điện lực theo thẩm quyền.
– Sửa đổi Giấy phép trong trường hợp có sai sót về các nội dung ghi trong giấy phép đã cấp.
– Kiểm tra, giám sát việc đảm bảo các điều kiện hoạt động điện lực của đơn vị được cấp phép.
– Thu hồi giấy phép hoạt động điện lực thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của mình.
– Gửi quyết định thu hồi đến đơn vị điện lực bị thu hồi giấy phép và các cơ quan, đơn vị liên quan; công bố thông tin thu hồi giấy phép trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động điện lực.
Trên đây là nội dung bài viết Quy định về thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết liên hệ LawKey để được tư vấn, giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm:
Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực
Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực
Chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp mới nhất
Chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp mới nhất Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng [...]
Từ chối cấp và thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Từ chối cấp và thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một trong những quy định được ghi nhận tại Nghị định [...]