Quyền lợi đặc biệt của phụ nữ đi làm sau nghỉ sinh
Phụ nữ có những nhiệm vụ, thiên chức trong gia đình khác biệt so với đàn ông. Do vậy, pháp luật đã quy định nhiều quyền lợi đặc biệt của phụ nữ đi làm sau nghỉ sinh để phù hợp, tạo điều kiện cho phụ nữ trong việc chăm sóc gia đình.
Một số chính sách của Nhà nước với lao động nữ
Bộ luật lao động 2019 dành riêng một X để quy định riêng đối với lao động nữ. Tại Điều 135 nêu ra những chính sách của Nhà nước dành cho lao động nữ như:
+ Bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
+ Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ, lao động nam có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.
+ Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.
…
Những chính sách này không chỉ nhằm bảo vệ sức lao động, quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của lao động nữ mà còn bảo vệ phụ nữ trên nhiều phương diện: việc làm, nghề nghiệp, thu nhập, tính mạng, danh dự, nhân phẩm,..
Quyền lợi đặc biệt của phụ nữ đi làm sau nghỉ sinh
Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ ngay sau thời gian nghỉ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.
Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở (hiện hành là 447.000 đồng/ngày).
Đồng thời, theo Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019, lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Trên đây là bài viết về quyền lợi đặc biệt của phụ nữ đi làm sau nghỉ sinh Lawkey gửi tới bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.
Báo cáo nhân sự 6 tháng đầu năm 2023
Pháp luật quy định về việc thực hiện báo cáo nhân sự 6 tháng đầu năm 2023 (báo cáo tình hình sử dụng lao đồng 6 tháng [...]
Tiền thưởng Tết 2024 có phải đóng BHXH không?
Theo quy định pháp luật thì khoản tiền thưởng Tết 2024 có phải đóng BHXH không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới [...]