Quy định của pháp luật về thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể
Pháp nhân là một tổ chức có tư cách pháp lý đặc biệt, có khả năng tham gia vào các hoạt động về kinh tế, chính trị, xã hội,…theo quy định của pháp luật. Khi pháp nhân giải thể đặt ra vấn đề thanh toán tài sản. Trong bài viết dưới đây hãy cùng Lawkey tìm hiểu về những quy định của pháp luật về thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể.
Giải thể pháp nhân là gì?
Giải thể pháp nhân là chấm dứt sự tồn tại pháp nhân với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập pháp nhân thì có thẩm quyền quyết định giải thể pháp nhân đó. Khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài sản của mình.
Các căn cứ giải thể pháp nhân
Các căn cứ giải thể pháp nhân được quy định tại Điều 93 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó:
“1. Pháp nhân giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Theo quy định của điều lệ;
b) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật…”
Thanh toán tài sản của cá nhân bị giải thể
Theo quy định tại Điều 94 Bộ luật dân sự năm 2015, khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản, cụ thể là nghĩa vụ thanh toán tài sản . Pháp nhân thực hiện việc thanh toán tài sản theo thứ tự sau:
– Chi phí giải thể pháp nhân: khi pháp nhân giải thể thì phải thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc làm thủ tục giải thể hoặc tiền thuê tư vấn pháp lý về giải quyết hậu quả của việc giải thể.
– Các khoản chi phí cho người lao động: cụ thể là thanh toán các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
– Thanh toán khoản nợ thuế và các khoản nợ khác. Các khoản nợ này có thể là khoản nợ mà pháp nhân đã nợ cá nhân, pháp nhân khác trong quá trình hoạt động của mình.
Bản chất của thứ tự
Thứ tự này được hiểu là sau khi thực hiện chi phí giải thể pháp nhân, tài sản còn lại ưu tiên thanh toán cho người lao động sau đó mới dùng để thanh toán các khoản nợ thuế và các khoản nợ khác của pháp nhân. Đây chính là sự ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người lao động trước lợi ích của nhà nước và các chủ thể khác.
Sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ thanh toán từ tài sản, phần tài sản còn lại sẽ thuộc sở hữu của chủ sở hữu pháp nhân nếu pháp nhân là công ty TNHH một thành viên hoặc cơ quan nhà nước và thuộc về thành viên góp vốn nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
Đối với các quỹ xã hội, quỹ từ thiện
Sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ về tài sản thì tài sản còn lại được xử lý theo quy định của Điều lệ quỹ hoặc được nộp vào ngân sách nhà nước. Trường hợp quỹ bị giải thể do hoặc động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì tài sản của quỹ bị giải thể sau khi trừ các nghĩa vụ tài chính, tài sản còn lại thuộc về Nhà nước.
>>xem thêm: Xác định tư cách pháp nhân hộ kinh doanh theo quy định
Trên đây là nội dung tư vấn về Quy định của pháp luật về thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể Lawkey gửi tới bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.
Điều kiện chuyển nhượng nhà ở xã hội khi mua chưa đủ 5 năm
Điều kiện chuyển nhượng nhà ở xã hội khi mua chưa đủ 5 năm được quy định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài [...]
Hồ sơ khám giám định để hưởng chế độ hưu trí
Người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi nghỉ việc do suy giảm lao động. [...]