Các nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương
Các nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương
Luật quản lý ngoại thương năm 2017chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Trong bài viết này, Lawkey gửi tới quý bạn đọc nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương được quy định tại Điều 4 Luật quản lý ngoại thương.
Nguyên tắc được hiểu theo nghĩa chung nhất là “điều cơ bản đã định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loại việc làm”. Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. … Chấp hành, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Từ những phân tích trên, chúng ta có thể hiểu quản lý nhà nước về ngoại thương là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động quản lý ngoại thương thực hiện nhằm xác lập, duy trì sự ổn định và phát triển của nền kinh tế theo mục tiêu đã đề ra trước đó.
Hiện nay, Điều 4 Luật quản lý ngoại thương năm 2017 ghi nhận các nguyên tắc nhà nước quản lý về ngoại thương như sau:
Một là,Nhà nước quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên(khoản 1 Điều 4). Đây là một trong những nguyên tắc mà bất kì hoạt động nào của đất nước đều phải được bảo đảm thực hiện. Cũng giống với các hoạt động khác, hoạt động ngoại thương trước hết phải bảo đảm được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật quốc gia, ngoài ra nó còn phải bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế, Điều ước quốc tế. Hiện nay, Luật quản lý thương đã giải quyết được những sự bất cập, vướng mắc giữa luật quốc gia và Điều ước quốc tế. Luật quản lý ngoại thương với mục tiêu xây dựng để thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế, bảo đảm thực hiên các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có liên quan về các hoạt động ngoại thương. Những quy định quan trọng trong các Điều ước quốc tế về hoạt động ngoại thương đã được nội luật hóa thành các quy định trong Luật quản lý ngoại thương, từ đó bảo đảm thực hiện trên thực tế.
Hai là,Bảo đảm minh bạch, công khai, bình đẳng, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, thương nhân thuộc các thành phần kinh tế; thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu, gắn với quản lý nhập khẩu(khoản 2 Điều 4). Hoạt động ngoại thương là một trong những hoạt quan trong của đất nước, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Vì vậy, tất cả các hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc quản lý hoạt động ngoại thương phải được diễn ra công khai, mình bạch, bình đẳng với các chủ thể khác. Ngoài ra, vấn đề đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ là vấn đề cốt lõi để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. Ngoài ra, việc bảo vệ quyền và lợi ích của thương nhân trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu cũng phải được chú trọng. Các hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, giảm thiểu tối đa các rủi ro, thiệt hại có thể gây ra cho thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. Nhà nước phải quản lý được lượng hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu, có những chính sách thúc đẩy phát triển hàng hóa trong từng thời kỳ cụ thể, có sự điều tiết phụ hợp để bảo đảm nguồn cung cầu, giảm thiểu lượng hàng hóa sản xuất dư thừa tồn đọng.
Ba là,Bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia trong hoạt động ngoại thương theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên(khoản 3 Điều 4). Tối huệ quốc (Most Favoured Nation, viết tắt là MFN) là một trong những quy chế pháp lý quan trọng trong thương mại mại quốc tế hiện đại. Quy chế này được coi là một trong những nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc được hiểu là: dựa trên cam kết mà một nước dành cho nước đối tác những ưu đãi có lợi nhất mà nước đó đang và sẽ dành cho các quốc gia khác.
Đối xử quốc gia là một phần không thể thiếu của nhiều thỏa thuận Tổ chức Thương mại Thế giới. Cùng với nguyên tắc tối huệ quốc đối xử quốc gia là một trong những nền tảng của pháp luật thương mại của WTO. Nó được tìm thấy trong tất cả ba hiệp định chính của WTO (GATT, GATS và TRIPS). Đối xử quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của GATT/WTO cấm phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước đối với thuế nội bộ hoặc quy định khác của chính phủ. Nguyên tắc đối xử quốc gia này được xây dựng tại Điều 3 của GATT năm 1947 (và được dẫn chiếu trong Hiệp định GATT 1994), Điều 17 của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) và tại Điều 3 của Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). Mục đích của quy tắc thương mại này là để ngăn chặn loại các loại thuế nội địa hoặc các quy định khác đang được sử dụng như là một thay thế cho bảo hộ thuế quan.
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng một trong những nguyên tắc của hoạt động quản lý ngoại thương mà pháp luật nước ta quy định đó chính là thực hiện đầy đủ nguyên tắc tối huệ quốc, và đối xử quốc gia trong hoạt động ngoại thương theo quy định của pháp luật quốc gia và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việc thực hiện các nguyên tắc này không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ.
Trên đây là các nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương, Lawkey gửi đến bạn đọc.
Điều kiện cấp GCNVSATTP đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi sống
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống cần đáp ứng điều kiện gì để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở [...]
Người lao động thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Người lao động khi làm việc tại các công ty đều muốn được hưởng những ưu đãi của người lao động theo quy định [...]