Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài là gì?
Hiện nay, nhiều công trình xây dựng được thực hiện bởi nhà thầu nước ngoài. Để nhà thầu nước ngoài thực hiện các dự án tại Việt Nam cần xin giấy phép hoạt động xây dựng.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho khách hàng những quy định liên quan đến loại giấy phép này.
Căn cứ pháp lý
– Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
– Nghị định số 100/2018/NĐ-CP
1.Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng
Giấy phép hoạt động xây dựng là một trong những căn cứ pháp lý để nhà thầu nước ngoài có thể thi công công trình tại Việt Nam. Nhà thầu nước ngoài chỉ được hoạt động xây dựng tại Việt Nam sau khi được cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cấp giấy phép và phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Để được cấp giấy phép, nhà thầu cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Đã có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư;
– Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc nhận thầu theo quy định của pháp luật về xây dựng.
– Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.
>>> Xem thêm Quy định về cấp lại giấy phép xây dựng
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng được quy định (theo mẫu)
– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) văn bản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp.
– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) giấy phép thành lập (hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức) và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước, nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp hoặc nơi mà nhà thầu đang thực hiện dự án cấp.
– Tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động xây dựng liên quan đến công việc nhận thầu (theo mẫu)và báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán trong 3 năm gần nhất (đối với trường hợp nhà thầu nhận thực hiện gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc phải áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam).
– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc hợp đồng với nhà thầu phụ Việt Nam (có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu), trong đó xác định rõ phần việc mà nhà thầu Việt Nam thực hiện.
– Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (theo mẫu)
– Tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng được làm bằng tiếng Việt. Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam và các nước có liên quan là thành viên có quy định về miễn trừ hợp pháp hóa lãnh sự. Các giấy tờ, tài liệu nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
>>> Xem thêm Điều kiện cấp Giấy phép xây dựng có thời hạn
3.Trình tự cấp giấy phép
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên, khách hàng thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép
Khách hàng nộp hồ sơ tại một trong hai cơ quan sau đây:
– Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thực hiện hợp đồng của dự án nhóm A, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn hai tỉnh trở lên;
– Sở Xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thực hiện hợp đồng của dự án nhóm B, nhóm C được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh.
Bước 2: Cơ quan chuyên môn xem xét hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động xây dựng
– Cơ quan chuyên môn về xây dựng xem xét hồ sơ để cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Trường hợp không cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản cho nhà thầu và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Giấy phép hoạt động xây dựng hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
– Hợp đồng thầu đã hoàn thành và được thanh lý;
– Hợp đồng không còn hiệu lực khi nhà thầu nước ngoài bị đình chỉ hoạt động, giải thể, phá sản hoặc vì các lý do khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch.
>>> Xem thêm Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới
Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong những trường hợp nào?
Khi nào thì hợp đồng bảo hiểm được xem là vô hiệu theo Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]
Đối chất có phải là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự không?
Đối chất có phải là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. [...]